Blog Archive

Nông nghiệp Việt Nam

Trồng lúa

Sunday, September 11, 2016

GS. Mai Văn Quyền. Các giống lúa chính phổ biến ở Việt Nam

GS. Mai Văn Quyền

Như đã trình bày trong chương II, do có cuộc cách mạng về ging và do nhu cầu phát triển lương thực có tính cấp thiết cho đất nước mà dần dần các hệ thông lúa đã được thay đổi rất cơ bản. Ví dụ ở miền Bắc, vào năm 1960 (trước khi có cách mạng về giống lúa) phần miền Bắc (tính đến Bình Trị Thiên) có 1.354.400 ha gieo trồng lúa mùa thì hầu hết là trồng các giống lúa cảm quang từ nhẹ đến cảm quang mạnh như Mộc Tuyền, Mộc Khâm, các giống Dự, Di, Tám, 813... và nhiều giống lúa địa phương khác. Đến năm 1994, cả miền Bắc còn lại 1.281.700 ha lúa mùa, giâm 72.700 ha (NXB Thống Kê, Hà Nội - 1995) và tuyệt đại bộ phận các diện tích gieo cày lúa mùa là giống mới, ngắn ngày, không cảm quang. Năm 1976, cả miền Nam có 1.978.300 ha lúa mùa, riêng ĐBSCL là 1.431.600 ha trong đó có trên 150.000 ha lúa nổi. Các diện tích lúa mùa và mùa nổi phần lớn trồng các giống cảm quang từ yếu đến mạnh. Nay diện tích lúa mùa nổi còn lại rất ít (trên dưới 20.000 ha). Các diện tích lúa mùa ngập nông đều được thay bằng các giống lúa cải thiện, không cảm quang, diện tích lúa cảm quang còn lại tuy còn nhiều hơn miền Bắc nhưng đã giảm rất nhiều so với năm 1976.

Theo tính toán của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn (báo cáo 1994) cả nước hơn 80% diện tích gieo trồng lúa được trồng giống lúa ngắn ngày không cảm quang. Riêng lúa đông xuân và hè thu 100% là giống lúa ngắn ngày (trừ một sô diện tịch chiêm trũng còn dùng lúa địa phương). Vụ lúa mùa ở miền Bắc cũng tuyệt đại đa số trồng các giống ngắn ngày không cảm quang do yêu cầu tăng vụ, tăng năng suất và né tránh bão lụt vào tháng 9 ở miền Trung.

I . CÁC GIỐNG LÚA CẢI  THIỆN, KHÔNG CẢM QUANG

I.1.  Nguồn gốc các giống lúa thấp cây, ngắn ngày không cảm quang ở miền Bắc

Vụ lúa chiêm thường trồng các giống địa phương theo hệ thống lúa cấy - gieo mạ sớm trong tháng 10, tháng 11 đi cấy xong trước tết âm lịch. Các giống lúa này cao cây, chịu rét khá nhưng kém chịu phân, năng suất thường thấp. Khi tham quan cây lúa ở Trung Quốc thấy nông dân trồng nhiều giống thấp cây năng suất cao nên các nhà nông học Việt Nam. (Ưng Định 1958) có ý định thay thế vụ lúa chiêm bằng các giống lúa có nguồn gốc ở miền Bắc nhằm đưa năng suất lúa lên. Vì vậy các giống lúa đầu tiên từ Trung Quốc đã được nhập nội để trổng thử ở miền Bắc như Trà trung tử, Nam đặc lùn, Thượng Hải 2, Trân Châu lùn đã được bắt đầu thử nghiệm ở trường Đại học Nông Lâm Văn Điển, học viện Nông Lâm Gia Lâm và sau là viện Khoa học Nông nghiệp Văn Điển, vào đầu những năm 60, kết quả cho thấy Trà Trung Tử, Trân Châu lùn, Thượng Hải 2. . có thế thích ứng trồng trong vụ chiêm muộn khi trời đã ấm dần (nhiệt độ trên 16°C) đó là vụ lúa xuân - vụ lúa xuân được bắt đầu trồng thử nghiệm đầu tiên ở Hà Nội, Hà Đông, Thái Bình, Nam Hà do Giáo sư Bùi Huy Đáp và cộng sự quyết tâm thực hiên là cả một quá trình đấu tranh về quan điểm giữa một số trường phái trong một số năm. Nhưng đến cuối những năm 60, phái chủ trương phát triền vụ lúa xuân bằng thực nghiệm đã chứng minh là có cơ sở khoa hoc và giá trị thực tiễn. Từ đó nhiều vùng đất dược tưới , vùng ngập nông., các ruộng lúa chiêm trước đây dần dần được thay thế bằng một vụ lúa xuân ngắn ngày năng suất cao. Giống mới, thấp cây, ngắn ngày nhưng còn áp dụng phương pháp cấy nên các biện pháp kỹ thuật, mới phải được phát triển để thích hợp cho hệ thống lúa mới. Chống rét cho mạ, cấy mạ non (18 - 20 ngày), cấy dày, cấy ngửa tay, chăng dây, cấy thẳng hàng, vùi bèo hoa dâu (vì lúc đó phân đạm hóa học được nhập nội rất ít ỏi) dần dần dược phổ biên, chuyển giao cho nông dân. Cho đến cuối những năm 60, vụ lúa xuân đã được khẳng định trên toàn miền Bắc cho đến tận khu vực Vĩnh Linh. Do vậy vào những năm 68 - 70 khi các giống lúa mới từ IRRI được nhập nội vào miền Bắc như IR 8, IR 5, rồi IR 20, IR 22, IR 24 được mở rộng rất nhanh chóng. Từ đó. các danh từ bèo dâu, cây vụ đông, lúa xuân được xuất hiện. Nhờ vậy các cơ cấu cây trồng mới được xuất hiện và nhanh chóng được nông dân áp dụng rộng rãi. Cũng từ đó vụ lúa chiêm được thu hẹp rất nhanh chóng. Lúa chiêm đã quy phục lúa xuân là câu nói của nhiều nhà lãnh đạo khi thăm đồng thấy lúa chiêm bị đổ rạp trên ruộng, còn lúa xuân đứng vững trên đồng, nặng bông trĩu hạt, trải rộng khắp mọi vùng sinh thái. Cũng do nhu cầu phát triển lương thực, tăng vụ, tăng năng suất nên các giống lúa cải thiện ngắn ngày, nâng suất cao, không cảm quang đã xâm lấn vụ mùa. Vì vậy cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở miên Bắc đã trở nên đa dạng từ đó (Mai Vãn Quyền, 1992).

I. 2. Các giống lúa ngắn ngày, không cảm quang trồng ở miền Bắc

Nhu cầu giống miền Bắc là có năng suất cao, kháng được bệnh bạc lá (Xanthomonas oryzae) và bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae) lại ngắn ngày để tăng vụ. Cơ cấu cây trồng phổ biến ở các vùng trồng lúa là : lúa đông xuân - lúa mùa - cây vụ đông. Gần đây ngoài các giống lúa nhập từ IRRI hoặc các giống lúa lai tạo có gốc bố hoặc mẹ từ IRRI, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã cho phép nhập trồng thử các giống lúa lai và nhân rộng nhiều giống lúa thuần từ Trung Quốc, vì vậy bộ giống lúa ở miền Bắc khá phong phú và có giống trồng được cả 2 - 3 vụ trong năm.

Sau đây là danh sách một số giống đang trồng phổ biến ở đồng bằng sông Hồng trong các vụ đông xuân, hè thu, mùa.

3. Nguồn gốc và tiến trình phát triển các giống lúa ngắn ngày không cảm quang chu kỳ ở phía Nam

Giống lúa ngắn ngày năng suất cao, không cảm quang xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam, trước hết ở ĐBSCL là IR 8 thông qua chương trình hợp tác giữa IRRI và Việt Nam vào năm 1969. Giống này đã phát huy năng suất cao, đưa lại bội thu cho nhà nông ở trong vùng nên còn có tên là Thần nông 8 (TN 8) về sau cũng được gọi là nông nghiệp 8 (NN 8). Song song với sự có mặt của TN 8 còn có IR 5 cao cây, thời gian sinh trưởng dài hơn, đẻ khỏe nhưng có bị cảm quang nhẹ, giống này có thể trồng ở các ruộng sâu trong vụ mùa. Giống IR 22, IR 20 và IR 1529-80-3-2 cũng được phổ biến ở miền Nam vào thời gian những năm đầu của thập kỷ 70 và cũng góp phần mang lại bội thu cho nhà nông ở miền Nam. Tuy nhiên 5 giống lúa này không kháng được rầy nâu nên dần dần đã bị loại thải ở miền Nam nhưng vẫn phát triển tốt ở miền Bắc trong một thời gian dài đặc biệt là giống IR 8 (NN 8). Từ 1972 - 1975 trong chương trình hợp tác giữa IRRI và Việt Nam đã nhập vào 400 dòng từ IRRI và mở rộng các điểm thí nghiệm, đánh giá trên đồng ruộng, đã khuyến cáo cho sản xuất giống IR 1561 - 228 - 3 - 3 (TN 73 - 2), giống IR 26 và ĨR 30 kháng được rầy nâu (Võ Tòng Xuân, cộng sự 1994 - Hội nghị tổng kết chương trình hợp tác IRRI/Việt Nam, Hà Nội). Đến 1977 - 78, ba giống này không còn kháng được loại rầy nâu mới nữa. Vì vậy công tác chọn lựa giống kháng rầy nâu kiểu hình mới (biotyp 2) phát triển và giống IR 36 (IR 2071-625-1- 252) xuất hiện là một cứu cánh giúp nông dân vượt qua thảm họa của rầy nâu từ thời kỳ đó. Giáo sư Võ Tòng Xuân và nhóm cộng tác của ông có công trong việc phổ biến giống này ở ĐBSCL vả sau đó được công nhận là giống lúa quốc gia trồng phổ biến rộng rãi trong cả nước. Cũng từ thời kỳ này mối quan hệ giữa IRRI và Việt Nam phát triển mạnh hơn, nhiều bộ giống lúa nguồn gốc từ INGer (IRRI) đã được nhập vào thử nghiệm và đã đóng góp xứng đáng vào việc làm tăng vụ, tăng năng suất và sản lượng lúa của cả nước. Hiện nay ở các tỉnh miền Nam trong các vụ đông xuân và hè thu nông dân chủ yếu trồng các giống lúa cải thiện không cảm quang, các giống này có thêm một số đặc điểm theo ý muốn của từng vùng, các giống này phần lớn được nhập nội từ IRRI hoặc phổ biến trực tiếp hoặc lai với các giống địa phương để cài thiện một số đặc điểm theo ý muôn của từng vùng. Trong vụ mùa ở miền Trung, miền Đông Nam bộ và những vùng ngập nông ở ĐBSL đều trồng các giống ngắn ngày không cảm quang, thu hoạch sớm vừa để tránh lũ lụt, vừa để tăng vụ. Diện tích trồng các giống lúa không cảm quang ngắn ngày năng suất cao trong vụ mùa ở miền Nam cũng chiếm tỷ lệ đáng kể đặc biệt là Duyên hải miền Trung và miền Đông Nam Bộ. Do thiếu hệ thống duy trì bảo tồn các giống được phổ biến nên phần lớn các giống lúa được khuyến cáo cho sản xuất thời gian tồn tại ngắn, độ lẫn tạp nhanh chóng tăng lên, nông dân lại tìm các giống mới để trồng (Mai Văn Quyền - 1994), vì vậy ở miền Nam song song với các giống lúa được chính thức công nhận cho sản xuất còn có nhiều giống lúa khác cũng song song tồn tại, do đó số giống ngắn ngày ở miền Nam khá phong phú và thay đổi liên tục để thích hợp các vụ mùa và các tiểu vùng sinh thái đa dạng.

Bảng 15 : Một s giống lúa ngắn ngày phổ biến ở miền Nam

(KN 01-03, 1995)

15-1 Ở Duyên hải miền Trung



II. CÁC GIỐNG LÚA CM QUANG TRONG VỤ MÙA

II. 1. miền Bắc : như đã nêu ở phần II-1 - 3

Ở miền Bắc do công trình thủy lợi nhỏ và vừa đã phát triển khá tốt, kết hợp tưới bằng phương pháp thủ công rộng khắp nên loại ruộng trũng thu hẹp dần. Nhu cầu lúa có năng suất cao ngắn ngày để tăng được vụ là cấp thiết. Vì vậv giống lúa cao cây, dài ngày cảm quang đã thu hẹp. Năm 1990 diện tích lúa mùa cảm quang ở miền Bắc ước tính còn khoảng 20 - 50% (Trần Việt Chi, KHKTNN 5/90). Đến nay diện tích lúa mùa cao cây còn thu hẹp hơn nữa (Mai Văn Quyền - 1995). Ngoài các giống Mộc Tuyền, Mộc Khâm, Tám áp bẹ, Dự, Di mới được phục hồi để xuất khẩu, cũng còn một số giống địa phương năng suất thấp trồng dọc theo các tỉnh miền Trung, trên chân đất ngập nước sâu mà các giống thấp cây không thể cấy được. Nhìn chung giống lúa mùa cảm quang trồng hầu hết ở các tỉnh vẫn là Mộc Tuyền, Bao Thai lùn. Đến vụ mùa 1994 diện tích trồng Mộc Tuyền và Bao Thai lùn toàn miền Bắc ước lượng khoảng 15%, còn lại là nếp và các giống khác chiếm khoảng 10% tùy theo đất và vùng sinh thái. Các giống khác là c10, V 17, IR 42, Matshuri, MK 91, MT 4 (Nguyễn Thanh Tuyền thông tin cá nhân, 1996)

II.2. Ở miền Nam

11.2.1.   Duyên Hải miên Trung : cũng tương tự như vùng khu 4 cũ, do đất hẹp người đông, nhu cầu lương thực ngày một tăng. Nông dân lại rất cần cù nên đã tận dụng các phương pháp làm thủy lợi nhỏ để cấy lúa không cảm quang thấp cây, ngắn ngày, nhằm tăng năng suất và sản lượng cây trồng nên các giống cây cao, cảm quang đã hạn chế đến mức tối đa. Các giống lúa cảm quang hiện đang dùng vì chế độ ngập úng không chống chế được do mưa bão vào tháng 9-11 gây ra chứ không phải là các giống đặc sản cần duy trì và phát triển như ở Thái Bình, Nam Hà ở miền Bắc. Vì vậy giống lúa cảm quang, cây cao ở vùng này không còn là nhân tố quan trọng cần đề cập đến trong tài liệu này. Ớ vùng miền Đông Nam Bộ do không bị mưa bão, ngập lụt như các vùng khác nên diện tích gieo trồng lúa mùa cảm quang cũng không đáng kể.


II.2.2. Đồng bằng sông Cửu Long

Đặc điểm của Đồng bằng sông Cửu Long là địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Do vậy ngay ở Đồng tháp Mười (ĐTM) phía Bắc cũng cao hơn, trũng dần về phía giữa đến phía Nam. Các tỉnh Bến Tre, Cửu Long, Trà Vinh, Nam Long An, Sóc Trăng, Minh Hải, một phần của Kiên Giang và thành phố Hồ Chí Minh có địa hình trũng nhiều, lúa mùa cảm quang cây cao cũng trồng nhiều ở các vùng này. Loại hình kiểu hình khá đa dạng. Loại hình chịu úng, loại hình chịu mặn, loại hình chịu phèn. Kiểu hình rất cao cây, cao cây và trung bình, loại cảm quang mạnh, loại trung bình và loại yếu. Khác với các tỉnh miền Bắc, tuy diện tích trồng lúa mùa cả nước ngày một giảm nhưng ĐBSCL vẫn còn tỷ lệ lúa mùa khá lớn phải trồng các giống có loại hình cao cây, cảm quang vì khi cấy (tháng 8, 9 dương lịch) nước còn rất sâu, cây mạ cần cao 45 - 60 cm, có lúc cao hơn, thậm chí có ruộng phải áp dụng phương pháp cấy 2 lần, (La production du riz au Vietnam, 1961). Trước 1960, diện tích lúa cấy 2 lần khá lớn, tập trung vào Vĩnh Long, Cần Thơ và Nam Kiên Giang. Ngày nay nhờ biện pháp thủy lợi và kỹ thuật canh tác cải tiến, nên lúa cấy 2 lần hầu như còn không đáng kể. Thậm chí diện tích lúa nổi trước năm 1960 còn phổ biến ở Hà Tiên, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp... nay diện tích này cũng chỉ còn lại rất ít ở An Giang mà thôi. Trước năm 1960 do ở ĐBSCL đất rộng, người thưa, nguồn nước và phù sa dồi dào, nông dân trồng vụ lúa mùa mưa là chính nên nguồn di truyền về giống khá phong phú. Có sự giao lưu nguồn giống với Campuchia, Thái Lan nên nhiều giống có tên là “nàng” ví dụ nàng thơm, nàng hương, nàng chệt, nàng quớt, nàng phệt muộn, nàng chô, nàng xôi, nàng ếch (la production du riz an Việt Nam, 1961). Ngày nay số lượng giống lúa mùa dã được thanh lọc lại rất nhiều nên trong sản xuất phần lớn là các giống có đặc tính thích hợp cho yêu cầu sản xuất của từng vùng sinh thái cụ thể. Dưới đây là danh sách một số giống lúa mùa cảm quang con phổ biến trong sản xuất ở ĐBSCL.
 
Đặc điểm các giống lúa mùa ở ĐBSCL là cao cây hay bị đổ ngã, chịu phân kém đến vừa, dễ bị rầy nâu tấn công nhưng do phân bố lâu ngày nên đa trải qua được những điều kiện khắc nghiệt như phèn, mặn, hạn, úng. Hướng phát triển các giống lúa mùa ĐBSCL là kết hợp phẩm chất gạo, kháng rầy nâu vừa, kháng mặn, kháng phèn tốt theo các vùng sinh thái đa dạng.

Bảng 17 : Khả năng kháng rẩy nâu của một số giống lúa mừa

(Đỗ Khắc Thịnh, thu thập dành giá bảo quản táp đoàn geu lúa 1990~ 1993)

 Đây là những giống lúa mùa có khả năng kháng rầy nâu ở mức trung bình có thể làm nguyên liệu lai tạo, chọn lọc để trồng vào các vùng đất khó khăn như chua, mặn ở ĐBSCL.

Như vậy trong sô 19 giống đem thử, có 3 giống kháng mặn khá, 7 giống kháng mặn ở mức trung bình. Đây là nguồn thực liệu tốt để chọn lọc phổ biến cho vùng ven biển của Bến Tre, Minh Hải và Long An.

Ở ĐBSCL cũng có một nguồn lúa nếp khá phong phú đang trồng rải rác và chiếm diện tích khoảng 3 - 5% của các giống lúa mùa.

 

 

Bảng 18:  Khả năng kháng mặn của một số giống lúa mùa.

                        (Đỗ Khắc Thịnh, 1991 - 1992)

 

 

Bị chú : CLRRI : Viện lúa Đồng bằng sông Cửu long Ô môn

 Bảng 19 : Một s giống lúa nếp ở ĐBSCL

Khắc Thịnh 1991-1992)

 Bảng 20 : Đặc điểm một s giống lúa thơm chính ở ĐBSCL

Khắc Thịnh, 1990 - 1993)

 Số liệu bảng 20 cho thấy có nhiều giống lúa thơm có thể đạt được 4 - 4,5 tấn/ha và thực tế có vùng đã  được 5 tấna thơm/ha, như vậy trồng ỉúa thom sẽ mang lại hiệu quả cao ngay cả khi tiêu thụ trong thị trường nội địa (dự án DANTDA, 1994)


 
 

No comments:

Post a Comment

UPDATE NEWS

NEW WORDS