Blog Archive

Nông nghiệp Việt Nam

Trồng lúa

Monday, September 12, 2016

GS. Bùi Chí Bửu. Cơ sở di truyền tính chống chịu ngập úng



CƠ SỞ DI TRUYỀN TÍNH CHNG CHỊU NGẬP ÚNG

Trong thập niên 1980, có khoảng 30 đến 40% diện tích trồng lúa ở Châu Á thuộc loại hình canh tác bị ngập lụt hàng năm vào vụ mùa, độ sâu mực nước trung bình từ 0,5 đến 1,0 m ở n Độ, Bangladesh, Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam; những vùng khác có mực nước rất sâu (hơn l m) được gọi là vùng lúa ni, tập trung ở Nam và Đông Nam Á Châu (Jackson và ctv 1982, Vergara và ctv 1976 HilleRisLambers và Seshu 1982).
Việc điều tra và phân loại vùng trồng lúa gặp nhiều khó khăn vì tiêu chuẩn định danh chưa thống nhất. Từ năm 1979 đến năm 1984, thuật ngữ về vùng sinh thái trồng lúa đã được thay đổi nhiều lần bởi các nhà khoa học IRRI và người ta phải thành lập một Ủy ban quốc tế để phân loại và định danh vùng sinh thái lúa, nhằm thống nhất cách gọi tên, giúp ích cho việc xác định mục tiêu nghiên cứu rõ ràng hơn (Garrity 1984).
Căn cứ vào độ sâu mực nước, Khush (1984) đề nghị gọi như sau: 0 (nước cạn), 25cm (nước trung bình), 50cm (nước sâu), 100cm ( nước rất sâu)
Áp dụng hệ thống định danh này, chúng ta có thể chia tập đoàn lúa mùa nước sâu địa phương ở ĐBSCL làm hai nhóm: lúa nước sâu (mực nước trên ruộng dưới 100 cm) và lúa nổi (trên 100 cm).
Công trình nghiên cứu về lúa nước sâu được công bố từ năm 1934 tại trạm lúa nổi Habiganj (Bangladesh) (Jackson và Vergara 1979). Công trình tập trung vào việc nghiên cứu tuyển chọn giống cải tiến, ảnh hưởng của tuối mạ đối với sự chịu ngập, điều kiện đất đai, thời vụ và phương pháp gieo sạ. Trạm thí nghiệm lúa nổi Huntra (Thái Lan) được xây dựng sau trạm Habiganj 7 năm. Ở đây, công trình tập trung vào việc cải tạo phẩm chất hạt và năng suất bằng con đường tuyến chọn từ các giống lúa địa phương.
Trong những năm 1950, vài công trình nghiên cứu về lúa nước sâu được thực hiện ở Nhật và Bangladesh (Yamada 1959, Yamada và Ota 1956, Yamada và ctv 1954, Alim và Sen 1955, Alim và Zaman 1985), nhưng vẫn chưa có cải tiến gì về công tác giống.
Lúa nước sâu bắt đầu được nghiên cứu ở IRRI từ những năm 1960, xem đó như một nhiệm vụ quan trọng của Viện. Thuật ngữ “floating dwarf ’ đã được sử dụng rộng rãi trong các chương trình lai tạo giữa giống lúa lùn và lúa nổi tại IRRI trong thời gian này. Khả năng phóng thích ra các dạng hình nửa lùn, có thế vươn lóng trong điều kiện nước sâu trung bình đã được chứng minh với các dòng triển vọng của tố hợp lai IR442 (IR95-31- 4 / Leb Mue Nahng 111).
Tuy nhiên, người ta yêu cầu phải xác định rõ về độ sâu của mực nước: sâu bao nhiêu thì được gọi là nước sâu ? Đó là câu hỏi được đặt ra từ những chương trình hợp tác quốc tế về lúa nước sâu ở IRRI. Các nhà chọn giống cần có sự thống nhất về định nghĩa vùng nước sâu, bao gồm mức độ và những trở ngại chính của hiện trạng đế có được mục tiêu lai tạo rõ ràng (Jackson và ctv 1982).
Hội nghị quốc tế lúa nước sâu lần thứ nhất được tố chức tại Bangladesh (1974) với nhiều báo cáo nghiên cứu về giống, di truyền, hình thái học, những thiệt hại chính ở các vùng lúa nước sâu. Hội nghị đã thảo luận việc tăng cường sự hợp tác quốc tế.
Sau đó vào năm 1975 các nhà khoa học đã họp tại IRRI, thống nhất mục tiêu lai tạo giống: (1) kháng hạn, (2) khả năng vươn lóng, (3) cường lực mạ, và (4) chống chịu ngập, về canh tác, họ yêu cầu nghiên cứu tập trung: (1) phòng trừ cỏ dại, (2) thời vụ gieo, (3) mật độ sạ, (4) phân bón, (5) phương pháp canh tác, (6) sửa soạn đất.
Chương trình khảo nghiệm lúa nước sâu quốc tế (IRDWON) được tố chức từ 1976 đã dần dần đáp ứng phần nào yêu cầu về công tác giống.
Hội nghị quốc tế lúa nước sâu lần thứ hai được tố chức tại Thái Lan (1976) đã thống nhất về cơ bản việc sử dụng thuật ngữ giống lúa nước sâu và tiêu chuấn hóa phương pháp cho điếm trong nghiên cứu tính chống chịu:
Hội nghị quốc tế giống lúa nước sâu lần thứ ba được tố chức tại Ấn Độ (1978) đã đề xuất chương trình hợp tác quốc tế về kỹ thuật RGA (rapid generation advance), để phát triển nhanh chóng các dòng lai, chương trình thanh lọc chống chịu ngập và chịu khô hạn quốc tế.
Hội nghị quốc tế lúa nước sâu lần thứ tư được tố chức tại Thái Lan (1982) đã nhấn mạnh về tính chống chịu ngập, đề xuất mục tiêu lai tạo với tính chống chịu sâu bệnh riêng biệt đối với từng vùng (tuyến trùng thân được xem là một trong những đối tượng chính): tính kháng hạn ở giai đoạn mạ, tính chịu ngập cho những vùng bị lũ lụt đột ngột. Hội nghị nêu rõ yêu cầu về giống cho vùng lúa nước sâu trở nên vô cùng cần thiết, về tầm quan trọng cho chương trình lai tạo. Hội nghị rất quan tâm đến những nghiên cứu cơ bản về di truyền - nhất là tính trạng chống chịu ngập và khả năng vươn lóng.
Hội thảo về lúa nước sâu (ACIAR workshop) được tố chức vào tháng 6-1985 tại Australia đã tập trung thảo luận về tính chịu ngập của cây lúa (sinh lý học) và những kết quả mới nhất về cơ chế chống chịu

4-1. TNG QUAN NGHIÊN CỨU
Năm 1941, Ramiah và Ramaswami đã công bố một chương trình nghiên cứu về di truyền tính trạng nổi của cây lúa (trên cơ sở dạng hình thân rạ). Đặc tính tăng trưởng theo kiểu ngã rạp (bò) của lúa nổi do hai gen lặn, lặp đoạn điều khiển, một gen liên kết với gen trội của tính chín muộn. Những phát hiện chủ yếu dựa trên việc nghiên cứu quần thể F2 được trồng trong điều kiện nước cạn của các cặp lai, giữa lúa nước sâu với giống không phải nước sâu của Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan. Tác giả không cho rằng có khả năng vươn lóng của những cây đang phân ly. Tác giả đề nghị một chương trình lai cho những cây thân lùn với khả năng đẻ chồi gọn và chống chịu được nước sâu. Điều này có thế làm được vì không có sự tương quan có tính di truyền giữa đặc tính chịu nước sâu và chiều cao cây, hoặc giữa đặc tính chịu nước sâu và sự đẻ chồi gọn (Choudhury 1975). Các tác giả điều đề nghị kiểu hình đẻ chồi gọn được xem như một đặc tính cải tiến của giống lúa nổi (Jackson        và Vergara 1979)
Năm 1965, Chang xác định thêm về hai gen lặn dxvldw2 điều khiển tính trạng nổi.
Ở Nhật, Kihara và ctv (1962) đã nghiên cứu đặc tính tăng trưởng của các giống lúa nước sâu sưu tập từ Assam (n Độ), Thái Lan, và Châu Phi. Từ đó, người ta đề nghị đặc tính nổi có thể được nghiên cứu trên cơ sở của 3 yếu tố:
a)                Sự phát triển chiều cao và sự thích nghi nhờ vươn lóng với điều kiện không có sự ngập bất ngờ lúc đầu
(điều kiện bình thường).
b)                Khả năng vươn lóng thích nghi với tốc độ gia tăng mực nước trung bình.
c)                Khả năng vươn lóng thích nghi với tốc độ gia tăng mực nước tối đa.
Tác giả chưa đề cập đến việc xác định gen cho mỗi yếu tố, hoặc ước đoán số gen của từng yếu tố. Theo kết quả này, các giống lúa nước sâu nổi tiếng đều có chứa yếu tố b và c. Có sự khác biệt giữa các giống thuộc nhóm b và c. Các gen nổi có thế được truyền từ giống lúa nước sâu sang giống lúa lùn, đẻ chồi khỏe, dạng gọn (Kihara và ctv 1962).
Yêu cầu về một nguồn gen phong phú cho chương trình lai tạo giống lúa nước sâu cũng được các nhà khoa học đề xuất. Cả hai Oryza sativa L. và Oryza glaberrima Steud đều có những giống lúa trồng (cultivar) thích nghi với điều kiện ngập lũ, nhưng các loài có nguồn gốc ở Châu Á cung cấp được nhiều dạng hình phong phú hơn (Chang và ctv 1977). Những giống lúa thuộc Oryza glaberrima Steud có đặc tính tăng trưởng kiểu bò và khả năng gối đầu dậy (kneeing) trong khi trồng ở nước cạn đều có thế xem như dạng hình lúa nước sâu (Chang 1979). Tác giả cho biết hiện có 646 mẫu giống lúa nước sâu của Châu Á và 680 mẫu giống của Châu Phi được sưu tập tại Ngân hàng gen của Viện lúa Quốc tế. Sự thích nghi rộng của các giống lúa trồng cho thấy có nguồn gốc đa hệ (polyphyletic) của Oryza sativa L. về lĩnh vực nước sâu được ghi nhận:
Các giống lúa nước sâu có từ quá trình tiến hóa của Oryza perennis Moench (Chandraratna 1964, Choudhury 1975).
Tất cả các giống lúa nổi được biết hiện nay thuộc loại hình Indica, chưa thấy giống lúa nổi loại hình japonica, cũng như chưa truyền được gen nổi của indica vào japonica (Oka 1975). Tác giả lưu ý: có vài giống lúa không thế hiện tính vượt nước nhưng vẫn có thể có gen nổi bởi có tố tiên của nó là giống hoang dại, nổi.
Morishima và ctv (1962) công bố rằng lúa nổi dạng hoang dại không những có khả năng nổi mà còn kháng hạn. Tác giả cho rằng trong các giống lúa trồng thuộc Oryza sativa L. có sự khác biệt một cách đáng chú ý về khả năng nổi: từ trung bình đến mạnh. Khả năng nổi là yếu tố thuộc dạng hình hoang dại và nửa hoang dại để cây lúa thích nghi với chế độ nước thay đối bất thường.
Tại Viện nghiên cứu di truyền quốc gia Nhật bản, 10 giống lúa hoang và lúa trồng được thử nghiệm theo sự phân loại của Kihara và ctv (1962) đã có những kết quả rất khác nhau đối với yếu tố a, b và c, cho thấy đặc tính nổi thể hiện ra với nhiều hình khác nhau (Morishima 1975).
Đặc tính có rể phụ và chồi mắt lóng của lúa nổi và lúa nước sâu, cùng với đặc tính vươn lóng đã được dùng đẻ phân biệt giữa lúa nổi và lúa không nổi. Sử dụng các dữ kiện thu từ các thí nghiệm trong hồ với 56 dòng lúa trồng và lúa hoang, Morishima (1975) đã thiết lập công thức theo phương pháp phân tích phương trình biệt thức (discriminant tunction) để làm tối đa hóa những khác biệt dạng hình nổi và không nổi. Có sự phối hợp tuyến tính của 4 yếu tố:
A: Số lóng được vươn dài ra (hơn 3 cm)
B: Chiều dài tống cộng của các lóng được vươn dài.
C: Số lóng có rễ phụ trên thân lúa
D: Số chồi mắt lóng trên thân.
Phương trình biệt thức Xp = 1.00A + 0.47B + 0.50C + 0.24D.
Với phương trình này, tác giả đã điều tra sự biến thiên về khả năng nổi của một số dòng lúa trồng và lúa hoang. Đối với lúa trồng thuộc o. sativa L. và o. glaberrima Steud. Các giống lúa nổi và không nổi rất dễ dàng phân biệt. Đối với các dòng hoang dại thuộc o. perennis Moench và o. brevìguỉata A. Cheval et Roehr, có sự biến thiên liên tục về khả năng nổi ở một mức độ nhất định.
Quần thể F2 của các cặp lai giữa lúa nổi và lúa không nổi cũng cho một biến thiên liên tục về XF. Điều này cho thấy, có thể có nhiều gen điều khiển tính trạng nổi (Morishima 1975).
Cây F2 được trắc nghiệm trong điều kiện nước sâu cho thấy số lóng và chiều dài có tương quan nghịch (r biến thiên từ - 0.39 đến - 0.52). Trong 56 dòng được thử, hai yếu tố này tương quan không có ý nghĩa. Điều này cho thấy, số lóng và chiều dài lóng trong nước sâu được điều khiển bởi nhiều gen khác nhau (Morishima 1975). Ngoài ra tác giả còn ghi nhận rằng, số lóng trong điều kiện trồng ở nước cạn (5cm) có thể được dùng như một chỉ tiêu ước đoán khả năng nổi (r= 0.78) trong điều kiện ngắn ngày và mực nước cạn (5cm).
Khi nghiên cứu về các kiếu gen (genotypes) của các tố hợp lai giữa lúa nổi và các dạng trung gian, Mukherji và Roy (1977) nhận thấy công thức tính khả năng nổi của Morishima (1975) cần được thay đổi, vì số lóng có rễ phụ và số chồi mắt lóng không tương quan với khả năng nổi. Yếu tố chín có liên quan đến nó là chiều cao cây cuối cùng. Tác giả đề nghị một công thức mới: Fd = 1.00A + 0.50B + 0.20C + 1,00D - 0.25E.
(Fd): khả năng nổi,
(A): số lóng dài hơn 3cm,
(B): chiều cao cây cuối cùng trong điều kiện nước sâu,
(C): chiều dài tống cộng lóng thân được tăng thêm,
(D) chiều dài tống cộng lóng thân được tăng thêm cho đến ngày thứ 81 kế từ sau khi gieo,
(E): tỉ lệ vươn lóng giữa điều kiện nước sâu so với điều kiện bình thường (nước sâu 5 cm).
Tại Huntra (Thái Lan), nghiên cứu các tổ hợp lai giữa lúa lùn và lúa nổi trên cơ sở theo dõi sự phân ly của F2, F3, F4 ở các độ sâu mực nước 90, 110, 140 và 150 cm cho thấy: (1) khả năng vươn lóng chỉ có thể được ghi nhận ở mực nước sâu hơn 90 cm, (2) việc tuyển chọn đặc tính vươn lóng trên cơ sở từng thế hệ riêng biệt và từng vụ sẽ không đạt kết quả tốt, (3) sự phân bố tần suất của các dòng ở F3, F4 chứng minh rằng có sự chuyển biến mạnh mẽ từ sự vươn lóng kém đến tốt giữa các cây F3 và dòng con cháu F4 của cây ấy (Supapoj và ctv 1977).
Điều này cho thấy việc tuyển chọn khả năng vươn lóng sẽ được thực hiện khi có sự đồng hợp tử.
Cũng từ thí nghiệm này, khả năng vươn lóng trong điều kiện nước sâu hơn 150 cm có quan hệ mật thiết đến chiều cao, cường lực mạ, góc lá, thời gian trỗ (HilleRisLambers và ctv. 1977).
Sự phân bố về tính vươn lóng ở F2 là một đường biểu diễn liên tục chỉ có một đỉnh, đặc tính này được điều khiển bởi đa gen với tính trội không hòan toàn (partial dominance) - không hoàn toàn vì chỉ có một phần nhỏ có dạng hình nổi thật sự (Hamamura và Kupkanchanakul 1979, Nasiruddin và ctv. 1982, Supapoj và ctv. 1977), còn lại phần lớn có dạng hình trung gian, không có hiện tượng phân ly vượt trội (transgressive segregation).
Các nhà nghiên cứu ở Gagraghat (Ấn Độ) cho rằng có sự phân ly rời rạc (discrete segregation) của dạng hình nổi và không nổi bởi hoạt động của gen bổ sung (Nasiruddin và ctv. 1982). Tác giả còn ghi nhận:
1.      Trung bình về chiều cao của quần thể F2 thấp hơn Fi cho thấy sự giảm sút về tính chất lai ở đời sau (inbreeding depression).
2.      Có hoạt động tương tác không alen xảy ra cho thấy phải có nhiều hơn một locus điều khiển sự vươn lóng.
3.      Cả hai sự vươn lóng và vươn dài cây lúa đều được điều khiển bởi một cơ chế di truyền thống nhất.

Sự vươn dài của cây lúa thường là sự kết hợp ảnh hưởng của sự vươn lóng, vươn dài của bẹ lá, của phiến lá (Nasiruddin và ctv. 1977). Sự vươn dài bẹ lá cần một lượng carbohydrate và oxy cao hơn so với yêu cầu vươn lóng (Gomosta và Vergara 1985). Tác giả cho rằng có thể lá thứ (n-2) là trung tâm hoạt động, nó điều khiển sự vươn lóng của lóng thứ (n-2), bằng cách cung cấp dưỡng chất, carbohydrate và các hormones.
Đặc tính tạo lóng thân sớm khiến cho cây lúa nổi có đặc điểm tăng trưởng bò, là một tính trạng di truyền. Sự phân hóa tạo lóng thân sớm do một gen trội điều khiển ký hiệu Nd (Tripathi và Rao 1985). Tác giả cũng ghi nhận sự điều khiển của hai gen trội Nr 1Nr 2, hoạt động bổ sung, đối với sự tạo ra rễ phụ. Các tính trạng có liên quan khác đã được công bố như: Hai gen trội, lặp đoạn An 1An 2 điều khiển tính trạng râu hạt, gen trội Gd điều khiển tính ngũ nghỉ của hạt. Có sự liên kết gen giữa đặc tính tăng trưởng bò và tính trạng râu hạt, giữa tính trạng gạo đỏ với độ ngủ nghỉ của hạt (dormancy) trong loại hình các giống lúa nổi.
Sự vươn dài lóng thân của giống lúa nước sâu địa phương xảy ra ở cây mạ 4 tuần tuổi, trong khi đối với loại hình cải tiến (nửa lùn): 10 tuần tuổi (Keith và ctv. 1986).
Có sự khác biệt về nguồn gốc của các nhóm lúa nổi về mặt địa lý, khi nghiên cứu về các kiếu gen với hàm lượng esterase khác nhau (Inouye và ctv. 1985). Trong nghiên cứu này, cho thấy các giống lúa nổi vượt nước giỏi nhất có xu hướng trố muộn nhất, thích nghi với điều kiện ngập lụt, nước rút khô chậm. Tác giả còn ghi nhận: lúa nổi khác với lúa thường là sự kéo dài lóng thứ 5 và 6 khi cho phản ứng với GA (gibberellic acid).
Ngoài ra người ta còn chú ý đến phương pháp phân loại nhanh chóng các dòng lai có tính chống chịu nước sâu ở giai đoạn mạ, cây lúa nổi có thế phân biệt bởi chiều dài của trục mang lá mầm (mesocotyl) khi cho nảy mầm trong tối và gieo sâu, chiều dài của lá thứ hai (ngắn hơn), chiều dài của lóng thứ tư, và năm khi cho lấp đất ở cây mạ 10 ngày tuổi, sự khác biệt về hàm lượng acid abscisic và acid gibberellic (Hamamura và Saengpetch 1977, Inouye và Xuân 1973).
Về lĩnh vực nghiên cứu tính chống chịu sự ngập đột ngột, cho đến nay có rất ít thông tin về di truyền tính chống chịu này (Mohanty và ctv. 1982).
Tính kháng ngập là một tính trạng quan trọng cho lúa nước cạn cũng như cho lúa nổi. Lúa nước cạn cần có khả năng sống sót sau khi ngập hoàn toàn suốt một ngày hoặc một tuần. Lúa nổi cũng có khả năng chịu ngập trong trường hợp sự vươn lóng không theo kịp tốc độ nước dâng quá nhanh trong mùa lũ bất thường (Vergara và Mazaredo 1975).
Kết hợp tính kháng ngập vào các giống lúa nổi sẽ là một bước cải tiến rất lớn về khả năng thích nghi của nó.
Khả năng vươn lóng và tính chống chịu ngập là hai tính trạng hoàn toàn khác nhau, sự vươn dài lóng thân được xem như cơ chế tránh ngập (avoidance mechanism), điều quan trọng là cơ chế phục hồi sau khi bị ngập hoàn toàn (Riccharia và Misro 1960, De Datta và Banerjee 1972).
Tính kháng ngập là khả năng của cây lúa sống sót sau khi bị ngập hoàn toàn, là một tính trạng di truyền (Mazaredo và Veragra 1982).

Phân tích di truyền về khả năng phối hợp cho thấy:
1.      Sự chống chịu ngập hoàn toàn trội so với nhiễm.
2.      Có sự không đối xứng gen và các alen lặn thường thế hiện nhiều hơn khi phân ly. Các alen trội tập trung trong các tố hợp có những bố mẹ kháng ngập rất tốt như FR 13A, Kurkaruppan, FR 43 B, Goda Heenati.
3.      Hoạt động cộng hưởng và không cộng hưởng đều được ghi nhận. Giá trị di truyền có thể đạt đến 0,71 cho thấy tính chất quan trọng của hiệu quả cộng hưởng.
4.      Phân tích diallel cho thấy có ít nhất một gen chủ lực cùng tồn tại bên cạnh nhiều gen khác.
5.      Bên cạnh tính trội còn có hiện tượng epistasis (Mohanty và ctv. 1982).

Về lĩnh vực chống chịu khô hạn ở giai đoạn mạ: công tác lai tạo giống kháng hạn đã được thực hiện từ đầu những năm 1970 và được xem như một trong nhũng yếu tố chính cần được đánh giá trong chương trình GEU (đánh giá và sử dụng nguồn gen) của IRRI (Chang và Ctv 1985).

Cơ chế sinh lý học về tính kháng bao gồm:
1.      Sự thoát khỏi khô hạn (escape) chủ yếu nhờ vào chu kỳ sinh trưởng ngắn.
2.      Sự tránh khô hạn (avoidance) nhờ hệ thống rễ dày, sâu và độ nhạy về sự cuốn lại, mở ra của phiến lá.
3.      Tính chống chịu (tolerance) nhờ sự điều chỉnh sinh lý học của mô, tế bào và áp suất thấm thấu - cơ chế này ít được biết.
4.      Sự phục hồi (recovery) có tương quan đến cường lực sinh trưởng của giống lúa. Các thuật ngữ về cơ chế chống chịu này đã được xác định và thảo luận bởi nhiều tác giả (Chang và ctv. 1974, Loresto và ctv. 1976).

Nghiên cứu về di truyền tính kháng hạn của cây lúa ở IRRI được tập trung vào cơ chế 1 và 2, nguồn gen kháng hạn rất đa dạng của các giống lúa trồng thuộc Oryza sativa L. và Oì~vza gỉaberrima Steud. (Chang và ctv 1985). Tác giả thấy rằng:
1.      Cơ chế tránh hạn có tương quan nghịch với cơ chế phục hồi.
2.      Tính chín sớm giúp thoát khỏi khô hạn được điều khiển bởi những gen không đều cỡ dị phân (anisomeric genes).
3.      Khả năng đẻ chồi kém hoặc trung bình của lúa rầy là tính trội.
4.      Đa gen điều khiển số rễ lúa được tạo ra, số rễ ít là tính trội, tính trạng rễ dài của các giống lúa rầy là tính trội, trong khi đó tính trạng rễ dầy bị tính trạng rễ mỏng lấn áp.
5.      Có sự kết hợp chặt chẽ: dạng cây, số chồi, chiều dài rễ và bề dày rễ, trong cùng một loại hình cây lúa.

Những kết quả trong công tác chọn giống:

Các trạm nghiên cứu lúa nước sâu đều bắt đầu thực hiện việc cải tạo giống bằng cách chọn lọc các giống địa phương trên ruộng nông dân, thí dụ như Leb Mue Nahng 111 ở Thái Lan, Chenab Sel 64 - 117 ở Ấn Độ...
Công trình lai tạo mới được thực hiện sau này tại Bihar, Uttar Pradesh, West Bengal, Assam (Ân Độ), (Padmanabhan 1975, Duara 1975, Maurya 1975), tại Indonesia vào năm 1968 (Noorsyami và Hidayat 1975), và tại Thái Lan năm 1968 - nơi phóng thích sớm nhất giống lúa nước sâu qua chuông trình lai tạo (Prechachat và Jackson 1975).
Khả năng sản xuất ra các dạng hình nửa lùn, có thể vươn lóng trong điều kiện nước ngập trung bình đã được chứng minh. Dòng lúa nước sâu dạng cải thiện IR442-2-58 được phóng thích, đã trở thành giống chuẩn kháng khô hạn sau này và dòng T 442-57 được dùng làm dạng hình tiêu chuẩn cho những nghiên cứu so sánh khả năng vươn lóng (Jackson và Vergara 1979). Tuy nhiên đặc tính không mẫn cảm với ánh sáng ngày ngắn và tính dễ nhiễm bệnh đạo ôn và bạc lá của nó đã khiến cho những giống này không phát triển được.
Lợi dụng đặc tính mẫn cảm với ánh sáng ngày ngắn, Ikehashi (1977) đề xuất áp dụng kỳ thuật RGA (rapid generation advance) để áp dụng trong công tác chọn giống lúa nước sâu với ít nhất 3 thuận lợi như sau:
1.      Tạo được sự ổn định nhanh.
2.      Phục hồi các kiếu hình do gen lặn điều khiến.
3.      Thúc đấy được sự tái tố hợp di truyền, chưa kế thuận lợi cơ bản của nó là rút ngắn được thời gian nghiên cứu tạo giống rất lớn, vì ngưới ta có thể trồng được 2-3 vụ/ năm cây F2, F3, F4 bằng kỳ thuật che sáng (8-10 giờ sáng/ ngày) và điều chỉnh nhiệt độ cũng như mật độ cây.

Đ cập đến chiến lược chọn giống lúa nước sâu (Swaminathan 1979), chúng ta cần có nhiều công trình nghiên cứu cơ bản về tính đa dạng của giống đối với các yêu cầu sau:
1.      Tạo ra số lượng lóng nhiều hơn trên thân lúa với sự vươn dài lóng kém cũng được.
2.      Hoạt động biến dưỡng ở rễ lúa phải thật mạnh mẽ.
3.      Sự phân hóa tạo lóng thân sớm hơn.
4.      Số hạt và trọng lượng hạt lúa cao hơn cũng như chỉ số kinh tế phải lớn hơn.
5.      Hoạt động quang hợp ở lá phải hữu hiệu hơn, ngay cả trong trường hợp bị ngập.

Tác giả đề nghị chương trình lai tạo giống với nhiều mức độ khác nhau về mục tiêu thích nghi: lúa nước sâu trung bình, lúa chịu ngập, lúa nổi nước rất sâu...
Điều rất quan trọng là mục tiêu chọn giống phải hết sức rõ ràng như dạng hình, khả năng vươn lóng tính mẫn cảm với ánh sáng... (Jackson và Vergara 1979).

Bốn loại hình lúa nước sâu được ghi nhận như sau (HilleRisLambers và Seshu 1982, Vergara 1981).
1.      Lúa nổi: nước dâng từ từ, thời gian ngập kéo dài
2.      Lúa nổi: nước dâng nhanh, thời gian ngập kéo dài
3.      Lúa bị ngập đột ngột, thời gian ngập lũ ngắn.
4.      Lúa bị ngập do ảnh hưởng của thủy triều, thời gian ngập xen kẻ.

Mỗi loại hình có yêu cầu về dạng cây, khả năng chống chịu khác nhau.
Chương trình khảo nghiệm lúa nước sâu quốc tế (IRDVVON) đã bắt đầu từ năm 1976, các giống có dạng kiểu hình chấp nhận được ở nhiều điểm và nhiều năm liên tiếp là: RD 19, BKN7022-6-4, BKN 6986 - 108-3, PRRS 43/3, SPR 7292-151-2-1-B-B (Seshu 1982).
Các giống được đề xuất làm vật liệu lai cho chương trình lúa nước sâu là RD 19, BKNFR 76045-35-1, DWCT 156-1B-B, SPR 7282-2-0-7, BKNPR 76035-106-1, IR8234-OT-9-2, BKNFR 76016-16-0-1 (Jackson và ctv. 1982).
Các giống lúa địa phương được sử dụng nhiều trong các chương trình lai tạo giống là :
• Leb Mue Nahng 111, Pingaew 56, Chamara, Khama, Baisbish về khả năng vượt nước.
 FR 13A, Goda Heenati, Kurkaruppan, Thavalu, Saran Kraham về khả năng chịu ngập.
 Habiganj Aman 1, LMN 111, Sitpwa về khả năng gối đầu dậy.

Ngoài ra những giống cung cấp tính trạng kháng bệnh bạc lá, đạo ôn, rầy nâu, tungro, ... cũng được thông báo (Seshu 1982, Hille RisLambers và Seshu 1982, Jackson và ctv 1982, Vergara và Mazaredo 1975).

4-2. HÌNH THÁI HỌC CỦA CÂY LÚA THÍCH NGHI VỚI VÙNG BỊ LŨ LỤT
Vùng trồng lúa bị ảnh hưởng bởi lũ lụt được gọi bằng thuật ngữ quốc tế là “flood prone rice”. Chúng có thể được chia thành 4 nhóm như sau:
-         Nhóm lúa chống chịu ngập hoàn toàn trong vòng 10 ngày, sau đó chúng có thể phục hồi sau khi nước rút. Đó là những vùng bị lũ quét, hay vùng bị ngập thình lình. Tiếng Anh gọi là “flash flood”, và tính chống chịu trong điều kiện như vậy được gọi là “complete submergence”
-         Nhóm lúa có khả năng vượt nước 5-l0 cm / ngày, hoặc nhiều hơn trong vùng lũ lụt kéo dài 3-4 tháng / năm. Đó là vùng lúa nổi ở Đồng bằng Sông Cửu Long trước đây. Loại hình lũ lụt như vậy được gọi với thuật ngữ quốc tế là “stagnant flood”, nước dâng từ từ, kéo dài nhiều tháng. Tính chống chịu trong điều kiện như vậy được gọi là “khả năng vươn lóng” (elongation ability)
-         Nhóm lúa có khả năng thích nghi vùng đầm lầy ven biển, nơi đó thủy triều lên xuống trong ngày làm cây lúa bị ngập lúc triều cường. Đó là vùng bị ngập xen kẻ (mixed flood)
-         Nhóm lúa không có khả năng vượt nước, nhưng thích nghi tốt trong vùng nước ngập sâu, lũ lụt kéo dài 2-3 tháng, thuật ngữ chung gọi là “deep water rice” (lúa nước sâu), lúa có tính cảm quang, thời gian trồ thường xảy ra khi nước rút.


Khả năng vươn lóng là tính trạng quan trọng của giống lúa nổi, làm gia tăng chiều cao cây lúa nhờ đặc tính vươn dài lóng thân, vươn dài bẹ lá, và lá lúa, hoặc phối hợp tất cả những tính trạng này cùng một lúc. Hiện tượng vươn lóng thường xảy ra ở giai đoạn tăng trưởng, và ít thấy ở giai đoạn sinh sản. Bẹ lá và phiến lá non có thể vươn dài ra rất nhanh trong điều kiện cây lúa bị ngập hoàn toàn trong nước. Gomosta (1985) ghi nhận hiện tượng vươn dài của lá lúa nhờ nguồn năng lượng của sản phẩm quang hợp được tích lũy ở dạng carbohydrate. Quá trình tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng tỏ ra ít nhạy cảm hơn khi bị ngập hoàn toàn, trong khi khả năng vươn lóng rất cần năng lượng tích lũy. Chính khả năng vươn lóng được nhiều tác giả cho rằng đó là tính trạng quan trọng nhất của lúa nổi giúp nó sống sót và phát triển (Vergara và Mazaredo 1979).
Nasiruddin và ctv. (1977) ghi nhận rằng sự vươn dài của cây là kết qủa kéo dài của tế bào. Nhưng Sugawara và Horika (1971) cho rằng cơ chế chủ yếu trong sự vươn lóng là sự gia tăng số lượng tế bào, nó xảy ra một cách tích cực tại mô phân sinh ở cuối lóng thân rạ. Điều này thống nhất với ý kiến của Inouye (1983).
Raskin và Kende (1984) phát hiện nồng độ O2 khá thấp trong lóng thân bị ngập nước (khoảng 3%). Nồng độ O2 khá thấp như vậy làm gia tăng hiện tượng tống hợp ethylene (C2H4) trong lóng thân của cây lúa nước sâu. Ethylene tích lũy trong thân rạ bị ngập hoàn toàn, sẽ làm gia tăng sự tăng trưởng của lóng thân và ức chế sự tăng trưởng của lá lúa. Ảnh hưởng đồng thời của C2H4 về tăng trưởng lóng thân làm gia tăng nồng độ CO2 trong lóng thân (khoảng 6%). Sự thích nghi của cây lúa nước sâu với điều kiện ngập nước như vậy là phản ứng giảm O2, tăng CO2 và C2H4 trong lóng thân bị ngập nước
Trong điều kiện cây lúa bị ngập nước, tốc độ phân bào xảy ra nhanh hơn làm gia tăng chiều dài ở vùng mô phân sinh (Metraux và Kende 1984). Khi tế bào đã già, lóng thân không thế vươn lóng vì thiếu hiện tượng phân bào tích cực.
Bleecker và ctv. (1987) phát hiện khả năng vươn lóng do sự gia tăng mức độ phân bào ở vùng sinh mô, trong đó có sự tác động hồ tương giữa kích thích tố sinh trưởng ethylene và gibberellic acid, mà những mức độ này thay đổi tùy theo tính chất ngập khác nhau. Sự ngập nước làm giảm O2 trong lóng thân, nồng độ O2 thấp như vậy kích hoạt sự tống hợp ethylene. Ethylen sẽ tích tụ nhiều trong lóng thân bị ngập. Nồng độ cao của ethylene làm gia tăng mức độ mẫn cảm của mô đối với gibberellic acic (GA), hoặc làm gia tăng nồng độ gibberellin hoạt động, dần đến sự đáp ứng sinh trưởng của cây trong điều kiện bị stress do ngập nước. Setter và ctv. (1988) cho rằng nồng độ ethylene thay đối tùy theo nhóm giống lúa nước sâu, đặc biệt nhóm giống lúa có nguồn gốc ở Thái Lan. Mặt khác, Khan và ctv. (1987) ghi nhận cây mạ của giống lúa nước sâu trong điều kiện bị ngập hoàn toàn sẽ sản sinh ra một lượng ethylene lớn hơn nhiều lần so với điều kiện bị ngập không hòan toàn.
Sauter và Kende (1992) quan sát thấy GA kích thích tế bào đầu tiên kéo dài ra trong sinh mô, tiếp theo đó là hoạt động phân bào tích cực. Sauter và ctv. (1993) ghi nhận gibberellin không khởi động hiện tượng kéo dài của lóng thân, khi sinh mô của nó đã bị tách ra trong một nghiệm thức của thí nghiệm. Cách thức hoạt động của các vi sợi cellulose (cellulose microTibrils = CMF) mới chính là yếu tố chủ yếu trong tăng trưởng của tế bào. Sự kéo dài lóng thân sẽ xảy ra khi CMF sắp xếp theo hướng tăng trưởng thuận chiều. Sự kéo dài gặp trở ngại khi CMF sắp xếp theo chiều nghiêng, không thuận lợi. Sự phát hiện của Sauter và ctv. (1995) về chất điều hòa sinh trướng trong hoạt động phân bào ở sinh mô cho thấy rằng: có sự thể hiện của hai gen “cyclin” tương ứng: cycOslcycOs2. Hai gen này là cDNA được clone hóa từ cây lúa và là phân tử đồng dạng (homologs) của cdc2/CDC28, chúng được kích hoạt bởi GA.

4-3-1. Di truyền về khả năng vươn lóng
Nghiên cứu có tính chất hệ thống tại Viện Lúa Quốc Tế, bởi Thakur và HilleRisLamber (1988) cho thấy tính trạng khả năng vươn lóng được điều khiển bởi hai gen, hoạt động bổ sung. Phân ly trong F2 của tố hợp lai giữa Leb Mue Nahng 111/ Baisbish cho thấy gen điều khiển tính trạng vươn lóng trong hai giống khác nhau, không alen với nhau, trong đó, mỗi gen đều có thể điều khiển sự vươn lóng, và sự hiện diện của cả hai tạo ra khả năng vươn lóng mạnh hơn. Trong tổ hợp lai giữa giống có khả năng vươn lóng và giống lúa thấp cây, không vươn lóng cho thấy: tỉ lệ phân ly 9:7 được ghi nhận trong quần thể F2. Phân bố liên tục trong quần thể F2 với một đỉnh, dạng phân bố chuẩn (Thakur và HilleRisLambers 1989) được ghi nhận, thống nhất với kết qủa của Suge (1988), các tác giả kết luận rằng tính trạng vươn lóng thân được kiểm soát bởi hai gen trội không hoàn toàn, với ảnh hưởng có tính chất bổ sung, một gen kiểm soát sản phẩm GA, và một gen kiểm soát tình chất đáp ứng của ethylene
Khả năng vươn lóng trội so với tính trạng không vươn lóng, với tỉ lệ phân ly ở Ft là 13:1 và 15:1 (Saha Ray 1987, Saha Ray và ctv. 1994). Điều này cho thấy tính chất di truyền “digenic” với hiện tượng epistasis trội trong một trường hợp. Ảnh hưởng epistasis tiền-trội (predominant) thể hiện mạnh hơn ảnh hưởng epistasis cộng (additive) và ảnh hưởng epistasis trội (dominance), với vai trò quan trọng của loại hình lặp đoạn trong epistasis. Thạch (1994) nghiên cứu mối quan hệ giữa di truyền khả năng vươn lóng và tính trạng chống chịu ngập từ nguồn vật liệu FR13A cho thấy, gen của FR13A tương tác alen với một trong hai gen có tính chất bố sung kiểm soát khả năng vươn lóng, gen điều khiến vươn lóng trội so với gen điều khiển tính chống chịu ngập.
Trong khi quan sát tính chất siêu trội của tính trạng vươn lóng ở F1 của nhiều tố hợp lai giữa lúa nổi của Nam Á và Đông Nam Á, Mishra (1995) ghi nhận hiện tượng vượt trội về chiều cao cây lúa, từ đó tác giả đã đề xuất giả thuyết (1) một vài QTL có chức năng điều khiển khả năng vươn lóng, (2) giống lúa nước sâu của Nam Á có khả năng vượt nước nhanh hơn nhóm giống lúa nước sâu ở Đông Nam Á, (3) gen vượt nước trong cả hai nhóm giống lúa này có thể không giống nhau, (4) tố hợp lai giữa hai nhóm giống đều có thể tạo ra con lai vượt nước tốt hơn bố mẹ.

Cấp cho điểm trong nghiên cứu khả năng vươn lóng (Mazaredo và Vergara 1977)
1 lóng thân dài 60cm hoặc lớn hơn
3 lóng thân dài 40-50cm
5             lóng        thân dài 20-39cm
7             lóng        thân dài 1-19cm
9             không vươn lóng, cây chết

4-3-2. Nghiên cứu lúa nổi ở ĐBSCL (Bửu 1987)

Danh sách cácgiống lúa nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long được nghiên cứu trong bảng 1 (Bửu 1987)
Bảng 1: Phân nhóm lúa nổi và không nổi theo chỉ số XF của (Morishima 1975). (Bửu 1987)
Giống
Số mẫu
A
B
C
D
XF
Nàng tri đò (đ/c)
0197
14
214
10.0
0.5
129.700
Nàng tây đùm hạt lớn
0083
11
207
8.0
0.7
112.458
Ba bông
0167
13
201
7.0
0.7
111 038
Nàng tây lớn
0084
12
198
9.0
0.3
109.632
Nàng chệt trụi
0287
10
196
7.0
0.7
105.788
Leb Mue Nahng 111
0040
12
182
9.0
2.3
102.592
Nàng tây nút
0102
11
184
7.0
0.8
102.582
Nàng tây nút
0085
13
173
9.0
1.5
99.170
Tây nâu
0243
13
171
9.0
0.9
98.086
Tây nút
0093
12
173
9.0
0.7
97.978
Lúa rung
0273
10
172
6.0
5.0
95.040
Nàng tây đùm chọn lọc
0082
13
163
8.5
2.9
95.026
Nàng tay dùm (Đ/C)
0030
10
168
8.7
1.2
93.598
Nep nàng chệt
0019
13
166
5.3
2.4
93.246
Nàng tây rằn
0015
11
164
8.0
1.2
93.368
Nàng tây bông dừa
0207
13
155
11.0
2.2
91.878
Ba bông
0206
12
157
8.0
1.1
90.054
RD 19 (Đ/C)
0032
10
157
7.0
0.8
87.482
Nàng tây nhỏ CP15
0246
9
160
6.0
1.0
87.440
Chệt cụt
0017
9
152
10.9
2.5
86.490
Cù là
0370
10
147
10.0
606
85.530
Nàng chệt cụt
0323
8
158
5.0
0.0
84.760
Nep chăm
0022
11
151
4.3
2.5
84.720
Nàng đùm to
0292
9
150
6.0
1.7
82.838
Trắng chùm (Đ/C)
0188
10
147
3.0
2.4
81.166
Nàng trô dài
0195
8
150
4.0
2.7
81.148
Nếp rằn
0117
8
141
5.8
2.0
77.650
Nếp sông lớn
0067
9
135
6.5
2.1
76.008
Nếp nàng chệt đuôi
0029
8
132
7.4
02
73.788
Nàng tây c
0189
10
126
7.0
1.2
73.008
Cù là
0320
7
136
3.0
16
72.804
Lúa tháng 10
0045
7
124
5.0
6.8
69.292
LSD 0.05 = 5.014
Sự tương quan chặt chẽ giữa chỉ số nổi XF và tỷ lệ cây ngoi lên mặt nước ở độ sâu 120cm r= 0,816** y = 0,48x + 7,44
Đặc tính tạo lóng thân rất sớm ở giai đoạn tăng trưởng đầu tiên của cây lúa nổi được ghi nhận không những ở điêu kiện nước sâu mà còn thây ở điêu kiện trông cạn, tạo cho nó một dạng hình bò (postrate) như các loài cỏ hoà thảo. Ramiah và Ramaswami (1941) đã sử dụng đặc tính này như một chỉ tiêu của khả năng nổi.
Trong điều kiện thanh lọc giống tại hồ nước sâu của IRRI (1985) và mức độ nước dàng 5 cm/ngày sử dụng giống có tuổi mạ 30 ngày, cho thấy: (bàng 4).
-         Các giống lúa nổi Ba sào, Nàng chệt cụt, Nàng đùm nhỏ, Nàng đùm to, Nàng đùm trắng, Nàng phước, Nàng ràng, Nàng son, Nàng tây, Nàng tây c, Nàng Tây đùm, Nàng tri, Nếp cô Ba, đều vượt nước ở điểm 1 (IRRI 1980).
-         Các giống lúa nước sâu như Trắng chùm, Trắng lựa, Tàu nút, Lúa Thước vẫn phát triển bình thường ở độ sâu 70 cm, nhưng ở độ sâu 120cm, tất cả đều bị thiệt hại.

Sự khác biệt về tuổi mạ và tốc độ mực nước dâng cao mỗi ngày cho thấy có sự khác nhau một ít giữa 2 thí nghiệm ở IRRI và Viện Lúa ĐBSCL. Các giông Nàng đùm to, Nàng tây c thê hiện mức độ vượt nước trung bình hoặc yêu trong điêu kiện thí nghiệm tại Ô Môn, nhưng tỏ ra vượt nước tổt trong điêu kiện ỏ IRRI.
Kết quả quan sát sự phân ly giữa dạng đứng và dạng bò ở giai đoạn mạ của các tố hợp lai (Bảng 5) cho thây tỷ lệ phân ly ở F2 là 15: 1 và 3: 1 chứng minh tính chât lặn, lặp đoạn của gen điêu khiên tính trạng nãy (Ramiah và Ramaswami 1941, Chang 1965).

Bảng 2: So sánh một vài đặc tính vượt nước của 4 nhóm lúa nước sâu ở ĐBSCL
Nhóm giống lúa
Chỉ số nổi XF
Trắc nghiệm ở giai đoạn mạ
Tỷ lệ cây ngoi lên mặt nước (arcsin)
Chiều dài (crn)
Số lóng dài hơn 3 cm
Thân lúa
Lóng dài nhất
I. Nàng tri đỏ
129.7
60.00ab
155ab
42
2
Ba bông
111.1
60.00ab
164a
27
2
Nàng tây lớn
109.6
45.00b
147bc
32
1
Nàng tây nút
102.6
63.44a
164a
52
3
Trung bình
56.79
158
43
2
II. Lúa rung
95.0
42.13bc
144a
20
1
Nàng tây đùm
93.6
50.77b
154b
33
2
Nàng tây rằn
92.4
53.73ab
149bc
43
3
Nàng tây bông dừa
91.9
42.13bc
145bc
46
2
Trung bình
47.29
148
33
2
III. HD 19
87.5
18.44d
140cd
33
1
Nàng tây nhỏ CF15
87.4
30.00C
135d
48
1
Chệt cụt
84.8
0.57c
110f
0
0
Trung bình

28.66
133
28
1
IV. Trắng chùm
81.2
057e
133e
0
0
Nàng chò dài
81.2
0.57e
125e
0
0
Nep sông lớn
76.2
0.57e
121ef
0
0
Ba thiệt
-
0.57e
112r
0
0
Trung bình
0.57
118
0
0
LSD 0.05
5.014


10.42

Những số theo cùng một mẫu tự không khác biệt có ý nghĩa ở mức độ 0.05.


Bảng 3. Trắc nghiệm khả năng vươn lóng tại IRRI 1985 (mạ 30 ngày tuổi, tốc độ nước dâng 5 cm/ngày)
Số đăng ký
Giống
Khả năng vươn lóng
45 cm
60 cm
70 cm
120 cm
Acc.32084
Ba sào
1
1
1
1
07819
Leb Mue Nahng 111
1
1
1
1
26242
Nàng phước
1
1
1
1
32185
Nàng rừng
1
1
1
1
24209
Nàng son
1
1
1
1
26247
Nàng tây đùm
1
1
1
1
26248
Nàng tây nút
1
1
1
1
32193
Nàng tây to
1
1
1
1
32196
Nàng tri
1
1
1
1
32212
Nếp Cô Ba
1
1
1
1

Pingaew 56
1
1
1
1
26237
Nàng chệt cụt
1
1
1
3
26239
Nàng đùm nhỏ
1
1
1
3
00231
Nàng đùm to
1
1
1
3
32168
Nàng đùm trắng
1
1
1
3
26241
Nàng lên
1
1
3
3
32191
Nàng tây c
1
1
1
3
32192
Nàng tây nâu
1
1
3
3
05967
Nàng tây nhỏ CF15
1
1
3
3
16777
Trắng chùm
1
1
1
9
16781
Trắng lựa
1
1
1
9
07258
Trắng nhỏ
1
1
3
9
00196
Lúa thước
1
1
3
9
16783
Trắng tép
1
1
5
9
32273
Trắng lùn
1
3
5
9
07091
Nàng chệt cụt
3
3
5
9
07217
Nàng chô
5
5
7
9

RD 19 (ĐC)
5
7
9
9

IR42 (ĐC)
9
9
9
9

Bảng 4: Sự tạo tạo lóng thân và mức độ vươn lóng của các giống lúa nổi ở giai đoạn mạ - tốc độ nước dâng 5 cm/ngày, tại hồ nước sâu IRRI
Giống
Số lóng thân dài hơn 3 cm
Tống chiều dài của các lóng (cm)
Chiều dài trung bình của lóng (cm)
Ba sào
5.5
63.4
11.74
Leb Mue Nahng 111 (ĐC)
6.0
68.6
11.43


Nàng chệt cụt
5.0
64.9
12.98
Nàng đùm nhỏ
5.6
61.0
14.46
Nàng đùm to
5.0
78.2
15.64
Nàng đùm trắng
5.2
65.2
12.54
Nàng lên
5.4
61.5
11.39
Nàng phước
5.4
64.8
12.00
Nàng son
5.0
73.7
15.74
Nàng tây A
5.6
66.9
11.94
Nàng tây c
5.4
63.2
11.70
Nàng tây đùm (ĐC)
4.8
67.3
14.02
Nàng tây nâu
4.8
63.2
13.60
Nàng tây nhỏ CF 15
5.0
63.5
12.70
Nàng tây to
6.2
77.0
12.41
Nàng tri
5.2
66.0
12.69
Nếp Cô Ba
4.4
99.7
13.56
Pin gaew 56
5.4
69.5
12.87
IR 11141-6-1-4 (ĐC)
7.2
54.5
7.54
LSD 0.05
NS
NS
0.662

Bảng 5: Tỷ lệ cây ngoi lên mặt nước ở độ sâu 120cm, với tốc độ nước dâng 6cm/ngày

Tỷ lệ cây ngoi lên mặt nước %
Sâu 90 cm
Sâu 110 cm
Sâu 120 cm
Leb Mue Nahng 111/IR48
54
44
15
Nàng tây đùm/IR48
48
33
8
Ba Bông/ỈR48
80
76
14
Nàng tây bông dừa/IR48
80
79
14
Nàng tây đùm (ĐC)
100
100
100
RD 19 (ĐC)
100
100
0
IR48 (ĐC)
0
0
0

Tố hợp lai Ba bông/[R48, Nàng tây bông dừa/IR48 có tỷ lệ cây ngoi lên mặt nước cao nhất ờ độ sâu 90 và 110 cm .
Ở độ sâu 120cm và 7 ngày sau đó, RD19, bị thiệt hại hoàn toàn, tỷ lệ cây ngoi lên mặt nuớc của 4 tố hợp lai biến thiên từ 8 - 15%. Tố hợp lai Nàng tây đùm/IR48 có tỷ lệ vượt nước thấp nhất.
Quần thể F2 của 4 tố hợp đều có tính trạng vượt nước nằm trong khoảng giới hạn của bố mẹ, nghĩa là có một ít cá thể có khả năng vươn lóng như cây mẹ (lúa nổi) còn lại phần lớn có dạng hình trung gian. Nghiên cứu về vấn đề này, các nhà chọn tạo giống gọi là hiện tượng không có phân ly vượt trội (transgressive segregation) (Nasiruddin và ctv 1982, Supapoj và ctv 1977). Không có cá thề nào thế hiện khả năng vượt nước hơn hẳn Nàng Tây đùm, mặc dù đã ngoi theo kịp, nhưng phát triển kém.
Tương quan giữa số lóng và chiều dài lóng trung bình là tương quan nghịch, rất chặt chẽ
r = -0.699* (n = 17 giống lúa nổi).
Số lóng của các giống lúa nổi và lúa nước sâu có xu hướng tăng theo sự gia tăng chi số nổi XF (r = 0.677**). Điều này phù hợp đề xuất của Morishima (1975): số lóng trong điều kiện nước cạn có thể dùng đế ước đoán khả năng vượt nước. Tác giả còn ghi nhận: số lóng và chiều dài lóng có thể được điều khiến bời nhiều gen khác nhau.
Trong thí nghiệm thanh lọc giống tại hồ nước sâu của IRRI (1985), với mức độ nước dâng 5cm/ngày, sử dụng tuổi mạ 30 ngày cho thấy :
Giống lúa nổi có khả năng tạo lóng thân rất sớm (ghi nhận 60 ngày sau khi gieo) số lóng thân biến thiên từ 4 đến 6/thân lúa. Sự khác biệt về số lóng giữa các giống lúa noi Việt nam không có ý nghĩa (F=l,169 ns), so sánh với các giống lúa nổi khác nhau Baisbish, IR11141-6-1-4, các giống lúa nổi Việt Nam có số lóng thân ít hơn và có xu hướng phát triển chiều dài lóng nhiều hơn.
Chiều dài lóng  trung bình của những giống lúa nổi Việt Nam khác biệt có ý nghĩa (LSD0.05= 0,662) các giống Nàng son, Nàng đùm nhỏ, Nàng đùm to, Nàng tây đùm có chiêu dài trung bình lóng lớn nhất

4-4. DI TRUYỀN TÍNH CHỐNG CHỊU NGẬP HOÀN TOÀN
Tính chống chịu ngập hoàn toàn là một đặc tính quan trọng cho lúa nước cạn cũng như lúa nổi. Lúa nước cạn cần có khả năng sống sót sau khi ngập hoàn toàn 1 ngày hoặc 1 tuần. Lúa nổi cũng cần có tính trạng này trong trường hợp sự vươn lóng không theo kịp tốc dộ nước dâng quá nhanh vào đầu vụ cho chế độ lũ bất thường gây ra (Vergera và Mazaredo 1975 )
Kết hợp được cả hai đặc tính vưon lóng và chịu ngập trong chương trinh lai tạo giống là yêu cầu có tính chiến lược (Mohanty và ctv 1982).
Có rất nhiều phương pháp thanh lọc đế đánh giá các vật liệu khởi đầu dùng làm bố mẹ cho những chương trình lai tạo giống chống chịu của 18 tác giả bằng 20 phương pháp riêng của họ (HilleRisLambers và Vergara 1982, Vergara và Dikshĩt 1982).
Áp dụng phương pháp thanh lọc ngập của Vergara và Mazaredo (1975), ngập với độ sâu 30 cm, sử dụng mạ 10 ngày tuổi. Ket quả ghi nhận như sau:
4-4-1. Dùng hệ thang điểm của Suprihato (1980) với 54 giống dòng được thử nghiệm.
. Nhóm lúa nổi vùng 5,6 (bảng 6) chịu ngập kém, trừ giống Nàng đùm to, Nàng tây đùm.
. Nhóm lúa canh tác vùng đầm lầy ven biến, bị ảnh hưởng của thuỷ triều lên xuống hằng ngày, chịu ngập khá nhất: Lúa thước, Trắng tép, Trắng lùn, Lem lùn, Nàng tây đỏ, Nàng nguợt.
Tuy nhiên sử dụng hệ thang diêm này, chi căn cứ vào sô lá xanh và tình trạng sinh trường của chúng sau khi ngập cho nên kết quả ít rõ ràng, vì tuỳ thuộc vào điều kiện xung quanh (nhiệt độ, sự khéo léo khi đem mẫu ra khỏi hồ v.v. .) do đó độ chính xác không cao.

4-4-2. Thí nghiệm được thực hiện lại với 100 giống và dòng triển vọng tại hồ nước của IRRI (1985) hai lần lập lại kiểm soát được sự đồng đều về nhiệt độ, độ ngập sâu hoàn toàn, độ đục của nước, độ đồng đều về sự nảy mầm, sử dụng hệ thang điếm tính theo tỉ lệ cây sống sót so với giống đối chứng kháng FR13A (%CS), cho thấy:
%CS= %S x 100   /     % sống sót của FR13A
Điểm
Tính chống chịu ngập (%CS)
1
100% hoặc lớn hơn
3
95-99
5
75-94
6
50-74
9
0-49
(CS: được viết tắt từ chữ comparative survival)

-         Về phương pháp chấm điếm: trong điều kiện thanh lọc ở nhà lưới, giống chuấn kháng FR13A có tỷ lệ cây sống sót biến thiên từ 30-95%, và giống chuẩn nhiễm IR42 từ 0-10%. Tỉ lệ sống sót trung bình của giống chuẩn kháng: 60%, cho phép kết luận: số liệu thí nghiệm chấp nhận được. Nhu vậy sử dụng % cs chính xác hơn tính ti lệ cây sống sót đơn thuần, làm giảm yếu tố sai biệt do ngoại cảnh.
-         Các giống Việt Nam có t lệ cây sống sót thấp từ 5-10% là Nàng đùm to, Tàu nút, Trắng nhỏ, Nàng tây đùm, Nàng đùm nhỏ, Nàng son, Nàng tây. Tất cả các giống lúa nổi và lúa nước sâu còn lại đều bị thiệt hại hoàn toàn.
-         Các giống FR13A, Chenab sel. 64-117 (Ân độ) và Murkaruppan (Sri. Lanlca) tỏ ra chống chịu khá nhất, được đề xuất làm nguồn lai tạo tính kháng ngập hoàn toàn (Jackson và ctv 1982, HilleRisLambers và Seshu 1982, Mohanty và ctv 1982, Mazaredo và Vergara 1982).
-         Các dòng lai có triển vọng: IR33277-1-507-1-1-3 và IR38683-35-2-9-12

Có nguồn gốc từ FR13A và Chenab Sel.64-117 (bảng 12) có phản ứng chống chịu ngập khá nhất; tính kháng ngập là một tính trạng di truyền (Mazaredo và Vergara 1982), và tính chịu ngập hoàn toàn trội so với sự nhiễm, có ít nhất một gen chủ lực cùng tồn tại bên cạnh nhiều gen khác (Mohanty và ctv. 1982).
4-4-3. Nguồn cung cấp, tính kháng ngập hoàn toàn từ các giống lúa địa phương ỏ ĐBSCL, có thể có rất ít donors, nhưng trong hồ sơ GEU của Trung tâm quỹ gen của IRRI, chỉ có 2 giống lúa của Việt nam có tính kháng ngập hoàn toàn cấp 1 là giống Móng chim (Acc. 29588) và Nep vằn (Acc. 29873). Hai giống này được thu thập tại Thuận hải và Đồng Nai- trên vùng canh tác lúa nước trời, thường bị ngập đột ngột trong mùa lũ, thời gian ngập từ 7-10 ngày. Do đó, cần nghiên cứu đánh giá tính trạng này từ các giống có nguồn gốc ở vùng canh tác lúa nước trời thuộc miền Đông Nam bộ và những vùng có điều kiện tự nhiên tương tự.
Tuy có khác biệt về đặc tính sinh lý giữa khả năng vươn lóng và khả năng chịu ngập, nhưng cả hai đặc tính này đề cần thiết cho lúa nổi (Vergara 1976). Bởi vì lúa nước sâu cần có khả năng sống sót trong điều kiện bị ngập hoàn toàn vào giai đoạn mạ, lúc ấy cây lúa chưa thể vươn lóng được. Mức độ cây mạ sống sót sau khi ngập hoàn toàn tuỳ thuộc vào: thời gian ngập, độ sâu mực nước, nhiệt độ và độ đục của nước, lượng phân đạm được bón và cường độ ánh sáng.
Sự ngập làm ngăn cán sự thành lập sắc tố lá mặc dù cây không thiếu ánh sáng, do đó Suprihatno (1980) đẫ đề xuất phương pháp chấm điểm theo số lá xanh và tình trạng sinh trưởng của chúng.
Cần có những kiến thức cơ bản về sinh lý học đế phát triên kỹ thuật thanh lọc hợp lý hơn (Mazaredo va Vergara 1982).
Khi cây lúa bị ngập, lượng Ơ2 trong thân giảm do sự cung cấp không đầy đủ, sự hô hấp kỵ khí tăng lên và sự tiêu thụ các cơ chất hô hấp cũng tăng lên, do đó Yamada (1959) cho rằng: tính kháng ngập của cây lúa được xác định bằng số lượng cơ chất hô hấp có trong cây trước khi bị ngập. Các giống kháng có sự gia tăng về trọng lượng chất khô rất cao và phục hồi nhanh hớn sau khi ngập (Mazarado và Vergara 1982). Khác với kết luận của Yamada (1959) và hàm lượng carbohydrate của giống kháng rất cao tiước khi ngập: Mazaredo và Vergara (1982) thấy rằng sự sống sót và khả năng phục hồi nhanh chóng tuỳ thuộc vào số lượng carbohydrate sau khi bị ngập.

Bảng 6: Ket quả thí nghiệm chống chịu ngập hoàn toàn (sử dụng hệ thang điểm Suprihatno 1980) của các giống lúa mùa chủ lực ở các vùng canh tác khác nhau và những dòng lai triển vọng (Bửu 1987).
Giống
Số đăng ký
Điểm chống chịu
Giống
Số đăng ký
Điểm chống chịu
Lúa thước
0294
1
Sa mo chùm
0182
5
Trắng tép
0283
2
Thần nông đỏ
0050
5
Nàng đùm to
0292
3
Chùm ruột lựa
0073
5
Lem lùn
0228
3
Trái mây
0086
5
Trắng lùn
0204
3
Trắng nhỏ
0252
5
Nàng nguợt
0106
4
Lúa Phi
0255
5
Nàng tây đùm
0030
4
Nàng tri đỏ
0197
5
Lúa nước mặn
0092
4
Tàu binh
0176
7
Nàng keo
0060
4
Ba bông
0167
7
Đốc rằn
0114
4
Tây nâu
0243
7
Cà đung lá
0079
4
Nep sông lớn
0067
9
Ba thiệt
0142
4
Nàng tây lớn
0084
9
Chõ biển
0166
4
Trung hưng
0334
9
Trắng chùm
0188
4
Nàng tây bông dừa
0207
9
Kiều lựa
0227
4
342 (Đốc phụng/IR5853)

9
Tất nợ
0247
4
522 (Trái mây cụt/424)

9
Trắng phước
0254
4
375 (Tàu binh/NN5A)

9
Chệt cụt
0017
5
523 (IR8608/Trung hưng)

9
Nếp cô ba
0147
5



(1= kháng 9= nhiễm)

Ba sào
Acc.32084
0.00
0.00
9
Chenab sel. 64-117
Acc. 846483
48.48
80.80
5
Kurkaruppa
Acc. 15449
57.74
96.23
3
Lúa thước
Acc.00196
0.00
0.00
9
Nàng chệt cụt
Acc.26237
0.00
0.00
9
Nàng chô
Acc.07217
2.94
4.90
9
Nàng đùm to
Acc.00231
9.95
16.59
9
Nàng lên
Acc.26241
0.00
0.00
9
Nàng phước
Acc.26242
3.45
5.75
9
Nàng tây
Acc.24209
3.85
6.42
9
Nàng tây đùm
Acc.26247
6.25
10.43
9
Nàng tây nút
Acc.26248
3.84
6.41
9
Nàng tri
Acc32196
0.00
0 00
9
Tàu nút
Acc.10271
0.00
0.00
9
Trắng chùm
Acc. 16777
0.00
0.00
9
Trắng lựa
Acc. 16781
2.94
4.90
9
Trắng lùn
Acc.32273
4.34
7.25
9
Trắng nhỏ
Acc.07258
6.06
10.10
9
Trắng tép
Acc. 16783
2.70
4.50
9
IR33277-1-507-1-1-3

67.87
112.96
1
(FR13A/IR9129-209-2-1 //IR9129-117-2-3)




IR38683-137-5- (Chenab sel. 64-117//IR4744-295-2-3)

59.50
99.17
1
Đối chứng




FR13A (kháng)

60.00
100.0
1
IR42 (nhiễm)

0.00
0.00
9
(1 = kháng; 9= nhiễm)

Khả năng chống chịu ngập hoàn toàn (submergence tolerance) là một tính trạng di truyền giúp cây lúa phục hồi sau khi bị ngập hoàn toàn trong nước (10-14 ngày). Cây có thế sống mà không cần có khả năng vươn lóng. Rất ít giống lúa cố truyền được ghi nhận có khả năng này. Những vật liệu đã được công bố là FR13A, FR43B có nguồn gốc từ Ản Độ, giống Kurkaruppan, Thavalu, Goda Heenati có nguồn gốc từ Sri Lanka (IRRĨ 1978)
Giống lúa chống chịu ngập có khả năng tống hợp và tích tụ nhanh hơn và nhiều hơn carbohydrate so với giống không chống chịu ngập, trước khi lũ bất ngờ ập tới (Emes và ctv. 1988, Setter và ctv. 1997)
Di truyền về tính chống chịu ngập thực sự vẫn chưa được hiếu rõ. Một nghiên cứu đã kết luận rằng tính trạng chống chịu ngập là tính trội so với tính không chịu ngập, với ít nhất 3 gen trội, Uong đó 2 gen lặp đoạn, và gen thứ ba hoạt động bố sung với 2 gen còn lại (Suprihatno và Coííman 1981). Một vài nghiên cứu sau đó đã ghi nhận tính trạng chống chịu ngập có hệ số di truyền cao và ảnh hưởng gen cộng tính với ít nhất có một gen chủ lực thê hiện tính trội hoàn toàn hoặc trội từng phân (Mohanty và ctv. 1982, Mohanty và Kliush 1985, Haque và ctv. 1989). Có tác giả kết luận đây là tính trạng được điều khiến bởi cả gen chủ lực và các gen thứ yếu (Mohanty và Khush 1985), hay được điều khiến bởi một gen trội trong FR13A, Kurkaruppan và Thavalu (Thạch 1994), hay được điều khiến bởi chỉ một gen trội (Mishra 1995).
Saha Ray và ctv (1993) cho rằng tính chống chịu ngập và khả năng vươn lóng có thể được kết hợp trong cùng một giống khi chúng ta sử dụng bố mẹ là những giống có khả năng chống chịu ngập rất mạnh. Thạch (1994) cho rằng gen điều khiển tính chống chịu ngập của giống FR13A tương tác alen với một trong hai gen hoạt động bố sung điều khiến khả năng vươn lóng của giống lúa nổi Jalmagna, do đó, việc kết hợp tính chống chịu ngập của FR13A và khả năng vươn lóng của Jalmagna là không có tính khả thi.
Những gen mục tiêu điều khiên tính chống chịu ngập đã được phân lập bởi công trình nghiên cứu của Xu và Mackill (1995). Các tác giả này đã tìm thấy gen chủ lực điều khiến tính trạng chống chịu ngập từ giống lúa IR40931-26-3-3-5, định vị trên nhiễm sắc thể số 9, liên kết với RFLP rnarker (C1232), thông qua đó, có 69% biến thiên kiếu hình về tính trạng này được giải thích.
Một nghiên cứu kháccủa Vanavichit (1996) cho thấy các gen chống chịu ngập của giống lúa IR49830-7-1-2-2, liên kết với RFLP marker (RZ698) và hai RAPD marker (A02c và H03b), định vị trên nhiễm sắc thể số 9, với giá trị liên kết khoảng 4 cM. Phân tích QTL cho thấy gen điều khiển tính trạng này liên kết với RZ70, định vị trên nhiễm sắc thể số 5. Vị trí của gen chủ lực đuợc nghiên cứu một cách hệ thống tại IRRI với kỹ thuật AFLP trên quần thế cận giao tái tố hợp Fg của to hợp lai IR74 / FR13A, những gen thứ yếu đuợc công bố định vị trên nhiễm sắc thể số 6, 7, 11 và 12 (Nandi và ctv. 1997)

4-5. CƠ CHÉ CHỐNG CHỊU NGẬP VỀ SINH LÝ HỌC
4-5-1. Diệp lục tố
Giống nhạy cảm với stress do ngập úng thuờng có hàm luợng diệp lục suy giảm nhanh theo thời gian cây bị ngập. Hiện tuợng quang hợp duới nuớc vẫn có thể hoạt động, nhung tốc độ quang hợp giảm do sụ giảm oxygen và thiếu ánh sáng. Hoạt động quang hợp liên quan rất chặt với hoạt động của RuBP carboxylase trong lục lạp, và sụ ngập hoàn toàn như vậy làm giảm đi hoạt động của RuBP carboxylase (Rai và Murty 1979). Do đó, các yếu tố ánh sáng giảm, oxygen giảm, diệp tục tố giảm, chúng phối hợp với nhau làm cho hoạt động quang hợp giảm trong suốt thời gian bị ngập nước. Những giống chống chịu có khả năng sống sót nhờ hàm luợng diệp lục giảm rất chậm, và khả năng duy trì hoạt động quang hợp trong điều kiện nhu vậy

4-5-2. Carbohydrate
Trong suốt qúa trình bị ngập hoàn toàn, sụ cung cấp oxygen bị hạn chế. Sự hô hấp kỵ khí gia tăng (Yamada 1959, Rai và Murty 1976, Setter và ctv. 1987). Điều này tạo ra một sụ tiêu thụ nhanh chóng luợng carbohydrate và ức chế thủy phân protein. Hàm luợng chất bột giảm nhanh, ethylene gia tăng trong chồi thân bị ngập, gia tăng chiều dài lá (Setter và ctv. 1988). Truờng hợp cây lúa chỉ bị ngập sâu 30-50cm, không có sụ thay đối đáng kế về carbohydrate, tinh bột, đuờng trong cây lúa (Setter và cvt. 1987)

4-5-3. Hàm lượng nitrogen
Hàm luợng nitrogen tống số giảm trong cây mạ bị xử lý ngập hoàn toàn (Mazaredo và Vergara 1982), nhung ở cây lúa thuộc giống không chống chịu ngập, mức độ giảm này nhiều hơn so với cây chống chịu.

4-5-4. Hoạt động của peroxidase
Peroxidase trong qúa trình tăng trưởng và phân hóa chức năng đuợc nhiều báo cáo ghi nhận trong điều kiện bị ngập nuớc hoàn toàn (Kadam và ctv. 1973, Murty và Nada 1974), nhung vai trò chính xác của nó nhu thế nào vẫn chua đuợc hiểu rõ. Có thể mối quan hệ tirơng tác giữa chất kích thích sinh truởng 1AA và peroxidase giữ một vai trò quan trọng của cây, đặc biệt trong rễ nhằm mục đích giúp cây chịu đựng trong thời gian dài hơn đối với stress do ngập (Krishnayya và ctv. 1990). Hoạt động của peroxidase ở bẹ lá lúa gia tăng từ truớc khi bị ngập cho đến sau khi bị ngập trong tất cả cácgiống thử nghiệm. Sụ gia tăng này càng mạnh trong giống chống chịu. Nhưng hoạt động peroxidase trong lá và rễ của giống không chống chịu tỏ ra suy giảm trong qúa trình bị ngập, trong khi đó, peroxidase gia tăng một ít trong giống chống chịu

4-6. NGHIÊN CỨU BẢN ĐỒ DI TRUYỀN TÍNH TRẠNG VƯƠN LÓNG


Tại Viện Lúa Quốc tế, người ta đã sử dụng kỳ thuật AFLP để phân tích bản đồ di truyền trên cơ sở quần thể cận giao tái tố hợp (RIL), quần thể Fx của tố hợp lai IR74 X Mmagna (Sripongpankul 1998). Tác giả đã sử dụng 247 dòng lai để đánh giá kiểu hình, với hai nghiệm thức mức nước gia tăng chậm và mức nước gia tăng nhanh. Sau đó, tác giả đã chọn lại 41 dòng có khả năng vươn lóng và 41 dòng không có khả năng vươn lóng, tổng cộng 82 dòng RIL. Kỳ thuật AFLP đã được áp dụng với 201 marker phân bố trên 12 nhiễm sắc thế cây lúa, với sự phối hợp của 20 cặp mồi của Pst\Mse 1. Kỹ thuật RFLP cũng được áp dụng với 7 marker và gen adh được dùng đế kiểm định bản đồ.
Biến thiên kiểu hình của tính trạng vươn lóng thân, vươn cao cây, và vươn dài lá được trắc nghiệm theo phương pháp PROC GLM trong phần mềm SAS, trên cơ sở ANOVA một chiều, được hiệu chỉnh trên từng marker riêng biệt, mỗi phối hợp giữa hai marker được ghi nhận có tính chất giả định (putatively) về tính trạng khả năng vươn lóng. Giá trị liên kết được áp dụng trong MAPMARKER (Lander và ctv. 1987). Khoảng cách di truyền được tính trên cơ sở hàm Kosambi (Kosambi 1944). Những gen chủ lực và gen thứ yếu được phân tích theo phương pháp MAPMARKER/QTL (Lander và Botstein 1989). Theo nguyên tắc, tất cả marker đều được thử nghiệm với tỉ lệ phân ly 1:1 trong MAPMARKER/QTL
Sripongpankul (1998) đã thiết lập bản đồ AFLP trên quần thể RIL của tố hợp lai ĨR74 / Jalmagna với LOD score là 4,0, bên cạnh đó, bản đồ RFLP cũng được thiết lập để tăng thêm mức độ tin cậy của kết qủa, với sự tham gia của 11 enzyme phân cắt hạn chế.
Đánh giá kiểu hình cho kết qủa phân lập 41 dòng có khả năng vượt nước giống như Jalmagna và 41 dòng không có khả năng vượt nước giống như IR74. Khả năng vượt nước ký hiệu ELON, khả năng vươn lóng thân: INTN, và khả năng vươn lá: LE.

Bảng 8: Phân bố marker trên từng nhiễm sắc thể (Sripongpankul 1998)
Nhiễm sắc thể
Marker
Khoảng cách trung bình (cM)
Số
Chiều dài (cM)
1
354.73
36
9.85
2
204.87
16
12.80
3
145.64
12
12.14
4
154.68
15
10.31
5
207.93
16
13.00
6
81.91
10
8.19
7
85.82
7
12.26
8
96.40
14
6.89
9
198.79
13
15.29
10
75.73
7
10.82
11
350.61
43
8.15
12
246.44
23
10.71
Tống
cộng
2203.55
212
10.87
Hình 4-2a, b cho thấy: những gen chính điều khiến tính trạng vươn cao (ELON) và tính trạng vươn lóng thân (INTN) được định vị trên bản đồ AFLP, nằm giữa hai marker kế cận P2/M6-7 và RG109 trên nhiễm sắc thể số 1, với giá trị LOD là 6,9 và 10,6 theo thứ tự. Khoảng cách di truyền giữa P2/M6-7 với hai tính trạng là 14,6 cM, giữa RG109 với hai tính trạng là 9,6cM. Tính trạng vươn dài của lá ( LE) được định vị trên bản đồ AFLP, ở đoạn đầu của nhiễm sắc thể số 4, với giá trị LOD là 3,9, liên kết với marker P3/M7-10 trong khoảng cách 19,4cM.


Chín QTL phối hợp với tính trạng vươn cao thân định vị ở nhiễm sắc thể số 1,4, 5, 6, 10 và 12
Sáu QTL phối hợp với tính trạng vươn lóng thân định vị trên nhiễm sắc thể số 1,4, 5, 6, và 10
Ba QTL phối hợp với tính trạng vươn dài của lá định vị trên nhiễm sắc thế số 1,4, 12

Phân tích ANOVA cho thấy: một gen chủ lực liên quan đến tính trạng ELON có LOD = 34,9, định vị trên nhiễm sắc thể số 1, với biến thiên kiểu hình được giải thích là 83,9%. Bên cạnh đó, 2 QTL thứ yếu định vị trên nhiễm sắc thế số 1, số 4, một QTL trên nhiễm sắcthế số 5, 6, 10 và 12
Đối với tính trạng INTN, một gen chủ lực với LOD = 31,9, định vị trên nhiễm sắc thể số 1, với 86,7% biến thiên kiểu hình được giải thích. Bên cạnh đó, một QTL thứ yếu định vị trên nhiễm sắcthể số 4, 5, 6 và 10
Đối với tính trạng LE, một gen chủ lực với LOD = 11,4, định vị trên nhiễm sắc thể số 4, với 47,3% biến thiên kiểu hình được giải thích. Bên cạnh đó, một QTL thứ yếu định vị trên nhiễm sắcthể số 1 và 12
Hai QTL phổ biến kết hợp cả 3 tính trạng mục tiêu được tìm thấy trên nhiễm sắc thể số 1 và 12. Các QTL thứ yếu được tìm thấy trên nhiễm sắc thể số 9, định vị gần gen điểu khiến tính chống chịu ngập hoàn toàn (Sripongpankul 1998)

4-7. “CLONE” HÓA GEN OsGAPDH ĐIÈU KHIỂN TÍNH CHỐNG CHỊU NGẬP
Người ta đã phân lập rất nhiều clone điều khiến tính chống chịu ngập ở cây lúa. Một trong những clone như vậy có tên là OsGAPDH (Arumugam Pillai và ctv. 2002). Nó thể hiện ở mức độ cao trong suốt 12 giờ bị ngập. Một tương đồng trong “GenBank Database” cho thấy OsGAPDH có chuồi ký tự di truyền tương đồng với “glyceraldehyde-3-phosphate dehydrogenase” không có khả năng đảo chiều của genome cây bắp. Chuỗi ký tự của OsGAPDH bao gồm 1772 bp với khung đọc mã ORF dài nhất, mã hóa 499 amino acid và độ lớn phân tử của nó là 54,2 kDa. Phân tích Southern blot cho thấy có một hoặc hai bản sao của OsGAPDH biểu hiện trong genome giống lúa Yukihikari (Nhật). Người ta phân tích RFLP và xác định vị trí của gen OsGAPDH định vị trên nhiễm sắc thể số 8. Sự thể hiện của gen này ở các mô tế bào đặc biệt cho thấy rằng mức độ cao của phân tử mRNA thường được tìm thấy trên bông lúa (Arumugam Pillai và ctv. 2002). Những cây lúa biếu hiện tính chống chịu khô hạn, chịu ngập và phản ứng với nghiệm thức xử lý ABA đều cho thấy có sự gia tăng mức độ tích tụ thể transcript của gen OsGAPDH. Hiện tượng kích thích tế bào của Escherichia coỉi chứa plasmid của pGST-OsGAPDH sẽ tạo ra một sự tích tụ một số lượng lớn protein có tính chất tái tố hợp (recombinant protein), với kích thước phân tử 83,2 kDa (Arumugam Pillai và ctv. 2002). Enzyme GAPDH thuần khiết có hoạt tính ở điều kiện pH 8,5, nhiệt độ 50°c, enzyme này bị ức chế bởi ATP và ADP.
Tính chống chịu ngập trong cây lúa liên quan đến khả năng duy trì năng lượng cung cấp cho qúa trình lên men rượu với mức độ nhanh, và yêu cầu rất cao về carbohydrate. Những nghiên cứu về thể hiện của các gen có sản phẩm protein trong thực vật bậc cao trong điều khiên hiếm khí và hảo khí đã được thực hiện trong rất nhiều năm và có nhiều báo cáo ghi nhận tầm quan trọng của cơ chế năng lượng trong hiện tượng chống chịu ngập (điều kiện hiếm khí), nhiều protein sản sinh trong điều kiện hiếm khí có tên :“anaerobic protein” viết tắt là ANP bao gồm những enzyme làm nhiệm vụ thủy phân và nhiệm vụ lên men (Vartapetian và Jackson 1997).
Hiện tượng thủy phân trong điều kiện hiếm khí và hiện tượng lên men vô cùng quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cây trồng. Sự thế hiện của những gen điều khiến tiến trình này (thí dụ glyceraldehyde-3-phosphate dehydrogenase, enolase, alcohol dehydrogenase và pyruvate decarboxylase) đều được kích hoạt bởi điều kiện hiếm khí (anaerobiosis) (Umeda và Uchimiya 1994, Sachs và ctv. 1996). Sự kích hoạt nhu vậy rất cần thiết cho hiện tượng chống chịu stress của cây khi phản ứng với điều kiện yếm khí. Te bào sẽ chết thông qua các sự kiện sau đây: (1) bị ngộ độc ethanol do qúa trình lên men rượu, (2) tế bào chất bị acid hóa (hiện tượng acidosis), (3) không phát ra đủ năng lượng (ATP) để duy trì hoạt động của tế bào, (4) chết do biến dưỡng rối loạn bởi oxy tái hấp thu sau một thời gian không có oxy. Tiến trình làm chậm sự lên men rượu hoặc làm sai lệch sự hình thành ethanol sẽ góp phần làm giảm mức độ thiệt hại dưới dạng hợp chất ít gây hại như “malate”. Đây là ý kiến của của Vartapetian và .lackson (1997) dựa trên cơ sở sinh hóa giúp cho cây thích nghi và sống sót. Protein “ANP” đã được nghiên cứu rất sâu trong trường hợp rễ cây bắp, với 20 protein chiếm khoảng 70% tống số protein được sản sinh trong vòng 5 giờ trong điều kiện hiếm khí, và đóng vai trò hoạt động xúc tác chính trong phản ứng thủy phân hoặc hoạt động biến dưỡng phosphate đường (Sachs và ctv. 1996). Sản lượng ANP tiếp tục tăng cho đến khi rê bắp chết sau 72 giờ không có oxy (Sachs và ctv. 1980). Đây là kết qủa của hiện tượng chuyển mã được kích hoạt và hiện tượng giải mã có chọn lọc trên cơ sở hoạt động phosphoryl hóa sinh tống hợp protein như là những yếu tố khới động (Webster và ctv. 1991). Những công trình đầu tiên về cơ chế kích họat do điều kiện yếm khí, phát sinh ra những thể transcript và sự tích tụ mRNA, thí dụ như adhl trong genome cây bắp, do Rowland và Strommer (1986) công bố.
Giống lúa japonica phố biến “Yukihikari” là giống lúa có năng suất cao đã được sử dụng trong nghiên cứu. Arumugam Pillai và ctv (2002) đã cho nẩy mầm 50 hạt trong lọ tam giác 300-ml, ở nhiệt độ 28°c. Mô tế bào được thu thập vào giai đoạn cây lúa 6 tuần tuổi. Cây lúa được trồng trong điều kiện 16 giờ sáng, 6 giờ tối / ngày, trong tủ định ôn (growth chamber) nhiệt độ 28°c. Cây lúa 6 tuần tuổi được trồng riêng trong điều kiện tối hoàn toàn ở 28°c trong 2 ngày. Phân tử RNA được ly trích từ toàn thân cây lúa rồi phân tích Northern blot với nghiệm thức đối chứng, nghiệm thức khô hạn, nghiệm thức mặn, nghiệm thức bị ngập hoàn toàn. Đối với nghiệm thức xừ lý kích thích tố, cây mạ được phun mannitol (0,5 M), elephon (1 (ĩ2 M), và ABA (10'5 M).
Mầu DNA được ly trích và được phân cắt hạn chế bởi BamHI, BgỉII, EcoK\, Hinẩlll. Điện di được thực hiện trên agarose gel 0,8%.
Bản đồ RFLP được thực hiện trên quần thể đơn bội kép (DH) bao gồm 127 dòng DH của cặp lai ZYQ8 (indica) X JX17 (japonica). Vị trí trên nhiễm sắc thể của gen OsGAPDH được tìm thấy trên bản bản đồ liên kết gen do He và ctv. (1999) thực hiện. Genome của quần thể DH được phân cắt hạn chế bởi Seal và điện di trên agarose gel 0,8% và được chuyển đến màng nylon. Thực hiện lai DNA với probe là OsGAPDH cDNA. Phân tích bản đồ di truyền theo MAPMARKER/EXP version 3.0 (Lander và ctv. 1987).
Phân tử RNA tống số được ly trích từ cây mạ 6 tuần tuổi bằng phương pháp SDS- phenol của Bachem và ctv. (1996). tất cả mẫu được bảo quản trong nitrogen lỏng (-80°C). Phân tử RNA được chiết tách riên biết trong 1,2% (w/v) agarose gel (3 Vcm"1) chứa 2,2 M íòrmaldehyde và được chuyển đến Highbond-N nylon membrane (Amersham) sử dụng 20x ssc (Sambrook và ctv. 1989).

4-7-1. Phân tích Southern
Hình 4-3 biểu thị nucleotide và chuỗi mã amino acid của cDNA clone gen mục tiêu OsGAPDH, và hình 4-4 biểu thị cách sắp xếp của gen OsGAPDH trong genome cây lúa so với những chuỗi mã của genome cây khác (bắp, đậu, thuốc lá,..)
Hình 4-5 cho thấy kết qủa phân tích Southern với 4 enzyme phân cắt hạn chế. Băng có độ lớn phân tử 16,0 kb và 5,6 kb được phát hiện bởi BamHI và EcoRl. Các băng có độ lớn phân tử 2,8 và 3,8 kb được phát hiện bởi enzyme Bglỉl và 2,0 và 5,0 kb do enzyme Hindĩỉĩ (hình 4-5). Những tín hiệu của Southern blot cho thấy có một hoặc hai bản sao của OsGAPDH xuất hiện trong genome cây lúa. Bản đồ liên kết gen của He và ctv. (1999) cho thấy trong tống số 243 RFLP và microsatlelite marker phân bố trên 12 nhiễm sắc thể, gen OsGAPDH được phát hiện trong quần thể đơn bội kép F2, định vị trên nhiễm sắc thể số 8, giữa hai marker RG1 và CT56 (hình 4-6)

4-7-2. Phân tích Northern
Arumugam Pillai và ctv. (2002) đã cố gắng phân biệt từng phần của mRNA gen OsGAPDH tích tụ ở nhiều mô khác nhau trong genome cây lúa (bông, phiến lá, bẹ lá, lóng thân, mắt lóng, và rễ). Các tác giả đã ghi nhận mRNA biêu hiện nhiều nhất trong bông lúa, hiện tượng chuyến mã xảy ra mạnh mẽ nhất trong các mô tế bào ở bông lúa (hình 4-7). Ảnh hưởng vệt được tìm thấy trong bẹ lá, lóng thân và mắt lóng. Thể transcript như vậy rất khó tìm thấy ở lá già và rễ.

Sự thể hiện gen OsGAPDH
Phân tử RNA tống số của OsGAPDH được xác định trong cây mạ với những nghiệm thức xử lý khác nhau (hình 4-8). Cây lúa bị xử lý trong điều kiện khô hạn, ngập hoàn toàn và ABA, sẽ gia tăng hàm lượng mRNA tích tụ. Ớ nghiệm thức xử lý nhiệt độ lạnh 5°c, nghiệm thực mannitol, ethephon, mức độ tích tụ mRNA tương đối thấp.
Đối với xử lý khô hạn, mức độ thể hiện cao nhất thế transcript tích tụ xảy ra lúc 12 giờ sau xử lý. Nhưng mức độ thể transcript này sẽ giảm đi qua ngày hôm sau, rồi tăng lên tối đa vào giai đoạn 3 ngày sau khi xử lý khô hạn. Hiện tượng đáp ứng rất mạnh mẽ do xử lý ngập hoàn toàn được quan sát vào lúc 12 giờ sau khi xử lý, sau đó sự thể hiện này giảm rất nhanh. Kích thích tố sinh trưởng ABA cũng biểu biện một sự kích hoạt khá mạnh trong vòng 1 ngày khi cho xử lý ABA, sau đó thể transcript này giảm chậm trong 2-3 ngày sau đó (hình 4-9).

4-7-3. Sự thể hiện dung hợp GST-OsGAPDH
Muốn xác định protein OsGAPDH có hoạt tính của glyceraldehyde-3-phosphate dehydrogenase, nhóm tác giả nói trên đã tìm cách thể hiện protein đầy đủ OsGAPDH 54, kDa (499 aa) trong tế bào E. coỉỉ là protein tái tố hợp GST-OsGAPDH. Sự tích tụ của GST (29 kDa) được quan sát khi E. coli có chứa pGEX-6P-3. Sự kích thích của tế bào E. coìi chứa plasmid “pGST-OsGAPDH” bởi IPTG sẽ tạo ra hiện tượng tích tụ số lượng lớn protein có tính chất tái tố hợp (83,2 kDa) (hình 4-10).
Tính chất hoạt động hay ức chế của một số họ gen khác nhau có thể tạo ra sự thể hiện khác nhau của một enzyme như glyceraldehyde-3-phosphate dehydrogenase và pyruvate decarboxylase của cây bắp và cây Arabidopsis thaỉiana (Russell và Sachs 1989, Peschke và Sachs 1993, Yang và ctv. 1993).
Di truyền tính chống chịu trong những trường hợp này là di truyền số lượng, do đó nó có thế tồn tại ở dạng một vài gen chủ lực và nhiều gen thứ yểu (polygenes). Mọi nổ lực nhằm xác định vùng mục tiêu của GẢPDH vô cùng cần thiết đối với tính trạng chống chịu ngập hoàn toàn và khô hạn (Arumugam Pillai và ctv. 2002).

Hình 4-10: Thể hiện protein dung hợp GST-OsGAPDH trong E. coli. Lane 1: protein tống số DH5a có chứa pGEX-6P-3, không chèn vào -IPTG. Lane 2: protein tống số DH5a có chứa pGEX-6P-3, không chèn vào +IPTG. Lane 3: protein tống số DH5a có chứa pGST- OsGAPDH trừ đi IPTG. Lane 4: protein tống số DH5a có chứa pGST-OsGAPDH cộng IPTG. Lane 5: protein dung hợp pGST-OsGAPDH tinh khiết bởi glutathione-Sepharose 4B trong sắc ký khí. Lane 6: protein tinh khiết pGST-OsGAPDH được phân cắt bởi PreScission Protease. Lane 7: protein tinh khiết OsGAPDH bởi tiến trình glutathione-Sepharose cột 4B. Lane 8: những marker phân tử: phosphorylase b 94 kDa, BSA 67 kDa, ovalbumin 43 kDa, carbonic anhydrase 30 kDa, trypsin inhibitor 20.1 kDa và lysozyme 14.4 kDa. Tất cả mẫu protein điện di trên 12% SDS-polyacrylamide gel, nhuộm màu Coomassive Brilliant Blue R250 (Arumugam Pillai và ctv. 2002)



No comments:

Post a Comment

UPDATE NEWS

NEW WORDS