Blog Archive

Nông nghiệp Việt Nam

Trồng lúa

Monday, September 12, 2016

GS. Nguyễn Văn Luật. Quá trình phát triển giống lúa chín sớm



QUÁ TRÌNH  PHÁT TRIỂN GIỐNG LÚA CHÍN SỚM 

1. Từ lúa hoang lưu niên đến lúa ngày một chín sớm
Dạng hình cây lúa truyền thống
Nông nghiệp cổ đại Việt Nam tính đến nay tới 10.000 - 12.000 năm, bắt đấu hằng những công cụ làm bằng đá, với 2 loại cây trồng chính là cây có củ và cây lúa. Lịch sử phát triển nghề trồng lúa cho thấy thởi gian sinh trưởng của các giống lúa được rút ngắn dần, bắt đầu từ hái lượm hạt lúa hoang lưu niên. Phương thức hái lượm này vẫn còn ở vùng lúa hoang Đồng Tháp Mưởi. Quá trình phát triển nghề trồng lúa gắn liền với quá trình thởi gian sinh trưởng của cây lúa rút ngắn dần; từ dạng hình cây lúa cao, yếu cây, năng suất hạt thấp, quảng canh, đến dạng hình cây lúa cao sản thấp cây, chịu phân, ngắn ngày.
Cho tới sau giải phóng (1975) vẫn còn thấy cảnh lượm hạt lúa ma, hay lúa trởi vì tự mọc, có tên khoa học là Oryza rufipogon. Cây lúa trởi này được đánh giá là một trong những vốn qúy được đưa vào danh mục bảo tồn thiên nhiên. Năm 2000 mực nước ở đây dâng cao gần 10 m mà cây lúa vẫn thản nhiên vươn lên khỏi mặt nước mà sinh sôi, mà nẩy nở trong vùng nước nổi. Hiện nay chỉ còn khoảng 1.000 ha ở Vưởn Quốc gia Tràm Chim thuộc Đồng Tháp Mưởi.
Diện lích trồng lúa có năng suất cao hơn, ngắn ngày hơn, đã lấn nhanh diện lúa nổi trồng và lúa ma tự mọc thu hoạch hàng năm. Thởi gian sinh trưởng của các giống lúa thu hoạch hàng năm rút ngắn còn 5 - 7 tháng, như lúa chiêm ớ phía Bắc, nhất là ở vùng cao có mùa đông rét đậm và kéo dài. Lúa mùa bằng giống cổ truyền mẫn cảm chu kỷ sáng  ở đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ, nhiều trà lúa sạ (gieo hạt) vào tháng 5 tháng 6, vào đầu mùa mưa, thu hoạch trà sớm vào tháng 10, tháng 11, trà trung vào tháng 12 và trà muộn vào tháng giêng, tháng 2 và có giống đến đầu tháng 3 năm sau vào đầu mùa khô.
Do nhu cầu về lương thực ngày một tăng, con ngưởi đã chọn ra những giống lúa ngắn ngày hơn nữa từ những biến dị tự nhiên. Như có sách đã ghi: giống lúa Chiêm ở Việt Nam đã được mang sang và phát triển ở Trung Quốc do có thởi gian sinh trưởng ngắn hơn và năng suất cao hơn giống địa phương. Thởi nhà Thanh Trung Quốc vụa Khang Hy vi hành thấy có đám lúa chín sớm, bèn sai thu hoạch để giống phát triển ra vụ sau...
Việc sáng tạo ra những giống lúa mới trên cơ sở dựa vào những biến dị tự nhiên như trên đã trải qua hàng chục, hàng trăm năm và cả hàng ngàn năm. Với sự tiến bộ của khoa học di truyền tạo chọn giống ngày nay, công việc trên có thể làm gọn trong vài ba năm.
Trong sản xuất lúa ở nước ta đã có những giống lúa ngắn ngày từ lâu. Trong vụ mùa sớm ở miền Bắc có giống địa phương có thởi gian sinh trưởng ở vụ mùa khoảng trên dưới 100 ngày như Ba trăng, lúa Lốc...; giống nhập nội như Nam ninh, Trà trung tử...; giống lai tạo bởi Tiến sỹ Lương Định Của. Cố Anh hùng Lao động, TS. Lương Định Của quê ở tỉnh Sóc Trăng đã từ bỏ cuộc sống và làm việc đầy đủ tiện nghi để về miền Bắc tham gia kháng chiến chống ngoại bang xâm lược và là ngưởi mở đầu lai tạo giống lúa và một số giống cây trồng khác ở Việt Nam như Nông nghiệp 1, Sớm cu. đưa hấu không hạt...
Vai trò của các địa phương tiếp nhận những giống lúa chín sớm cũng rất tích cực ngay từ những năm kháng chiến chng thực dân Pháp và tiếp theo là những năm kháng chiến chống máy bay phá hoại của xâm lược Mỹ miền Bắc. Đoàn công tác của Bác sỹ Của (Bác sỹ nông học - một học vị “dân phong", cách gọi thân thiết và kính trọng của ngưởi địa phương) đến đâu cũng được hưởng ứng nhiệt tình và tiếp thu nhanh giống cây trồng mới, kỹ thuật làm bở vùng bở thửa (Ruộng không bở thửa bở vùng, khác nào đổ nước vào thùng lủng chôn), cấy chăng giây thẳng hàng, như ở các tỉnh Vĩnh Phú (cũ), Thanh Hóa. Hưng Yên... Cố GS. Bùi Huy Đáp và một số địa phương đã nỗ lực đưa giống lúa ngắn ngày vào vụ lúa mùa sớm truyền thống và bắt đầu vào lúa xuân mới, như các Ty Nông nghiệp các tỉnh Hà Đông, Thái Bình, Nam Định, Hải Dương (cũ)...
Để xây dựng mô hình sản xuất vụ lúa xuân, từ năm 1961 cán bộ nông nghiệp tỉnh Hải Dương đã tiếp nhận giống Nam ninh, Trà trung tử và Nông nghiệp 1 do trưởng Đại học Nông nghiệp 1 chuyển giao qua những mô hình sản xuất ở xã Hưng Đạo huyện Tứ Kỷ. Một đoàn kỹ sư nông nghiệp đi B (vào Nam tham gia kháng chiến chống Mỹ xâm lược) vào cuối năm 1964 do KS. 14) Thanh Long từ Hài Dương (cũ) chuẩn bị hạt giống từ mô hình trên và thu xếp mang ba giống Nam ninh, Trà Trung tử và Nông nghiệp 1 và một số giống khác vượt Trưởng Sơn vào vùng giải phóng ở Nam bộ để phát triển các vụ lúa ngắn ngày, Thởi gian sinh trưởng rút ngắn lại như hiện nay xếp vào nhóm Ao và hình thành nên các vụ sản xuất đông xuân, hè thu, lúa ráng sạ gát và có thể làm liên tiếp các vụ lúa trong năm kháng chiến chống quân Mỹ xâm lược góp phần giải quyết lương thực cho vùng giải phóng bị địch bao vây và ngăn chặn mọi nguồn tiếp tế lương thực và các mặt hàng chiến lược khác, đã gây khó khăn rất lớn cho đồng bào và chiến sỹ ta.
Như vậy, các vụ sản xuất lúa chín sớm bằng các giống ngắn ngày đã hình thành ngay trong 2 cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp và Mỹ, để góp phần đáp ứng kịp thởi nhu cầu về lương thực cho quân dân ta ở vùng kháng chiến, còn gọi là vùng tự do ở ngoài Bắc cũng như trong Nam.
Sản xuất lúa đến lúc này, trước khi có giống IR8 và các giống IR khác từ năm 1960, đều dùng những giống truyền thống, yếu chịu phân, dễ đổ non, năng suất cao nhất cũng chỉ đạt 4-5 tấn/ha, trung bình khoảng 2 - 3 tấn/ha, nhưng yêu cầu về phân đạm ít hơn, sâu bệnh ít hơn, môi trưởng đất ruộng lúa và nước không bị ô nhiễm như ngày nay.

Dạng hình cây lúa mới cao sản
Đấy là dạng hình cây lúa thấp cây, lá thẳng, cứng cây, chịu phân, năng suất cao mà giống IR8 do IRRI lai lạo mở đầu. Chính những kỹ sư vào năm 1964, đã tổ chức đột kích (có ngưởi bị hy sinh mất tích) lấy giống IR8 của một cơ sở của Mỹ dưới sự chỉ đạo của Ban Nông nghiệp thuộc Trung ương Cục miền Nam, để tổ chức bí mật chuyển ra Bắc bằng đưởng bộ và đưởng thủy, là một trong một số con đưởng đưa giống IR8 vào miền Bắc. Nguồn hạt giống IR8 chù yếư từ cố Thú tướng Phạm Văn Đồng giao cho thầy Của cùng 5 địa phương tiếp nhận nhân lọc hat giống cho sản xuất đại trà. Giống IR8 góp phần đẩy mạnh vụ lúa xuân ở miền Bắc khi đó. Thầy Của tiếp tục lựa dòng IR8 - 388, góp phần làm cho giống IR8 tồn tại trong sản xuất ở Việt Nam lâu nhất trong số một số nước có sử dụng giống IR8, như Philippines, Indonesia, Thái Lan...
Đến lúc này (giữa những năm 60 thế kỷ 20) sản xuất lúa ở Việt Nam bắt đầu dùng tập đoàn giống cao sản thấp cây ngắn ngày (High Yielding Rice Varieties HYV), bằng IR8, rồi bằng nhiều giống IR khác đến Việt Nam bằng nhiều con đưởng nhập và trực tiếp từ IRRI, như IR5, IR22, IR36, IR42... Từ thập kỷ 80 của thế kỷ 20, giống lúa cao sản ngắn ngày được tạo chọn ở Việt Nam bằng các vật liệu di truyền từ nhiểu nguồn: trong nước, IRRI, Ấn Độ, Đài Loan, Úc, Nhật..

Quá trình tạo chn giống lúa cực sớm nhóm Ao
Đến thập kỷ 90 của thế kỷ 20, trong sản xuất ở Nam bộ, số giống cao sản ngắn ngày tạo chọn trong nước nhiều gấp 2 giống có nguồn gốc nhập nội, trong đó có hàng chục giống lúa cực sớm nhóm Ao (bảng 1).
Đến giữa thập kỷ 80 của thế kỷ 20, Viện Lúa ĐBSCL (CLRRI) có chương trình tạo chọn giống lúa cao sản ngắn ngày chất lượng cao bắt đầu bằng IR64 được Viện này đưa về miền Nam từ năm 1983 đến năm 1983 đã được sản xuất thử và từ năm 1986 được giới thiệu vào sản xuất đại trà, và tồn tại và phát triển đến ngày nay. Giống lúa cực ngắn ngày thưởng được lấy tên đầu là OM, rồi OMCS, là lên tắt của huyện  Ô Môn. một địa danh của ĐBSCL, CS là cực sớm.
Muc tiêu ban đầu của chương trình tạo chọn giống lúa cực ngắn ngày nhằm né lũ vụ hè thu, dù năng suất có thấp hơn giống dài ngày nhóm A, nhưng giảm nguy cơ thất thu hay mất trắng đo lũ chụp, góp phần giảm được nổi cực nhọc của bà con nông dân dầm mình vớt vát những bông lúa bị chìm ngập.
Về sau mới dần phát hiện những ưu điếm khác của những giống lúa cực sớm như né hạn + mặn trong mùa khô, do giảm thởi gian vụ lúa chiếm ruộng nên tăng thởi gian cho tăng vụ và nhất là có đặc tính tốt của lúa cao sản xuất khẩu về năng suất cũng như chất lượng hạt gạo, sửc được kháng sâu bệnh cũng như sửc chịu đựng phèn mặn.
Chương trình tạo chọn giống lúa cực sớm của Viện Lúa ĐBSCL được khởi động bằng những đề tài về thu thập, phục tráng, lai tạo giống lúa TCST < 90 ngày, bằng các vật liệu di truyền có đặc tính mong muốn, trong đó có tập đoàn 11 giống lúa Ấn Độ có TGST từ 60 - 80 ngày. Những giống lúa nhập nội và chọn lại (Secondary selection) IR49517 (QMCS90) và IR59606 (OMCS 94)... Giống OMCS 6 (65 ngày) và OMCS 7 (75 ngày) được phục tráng (pure line seleclion) từ 2 giống địa phương trồng trên chân ruộng mạ ở huyện Bình Chánh TP. Hồ Chí Minh, tên địa phương là lúa Tiêu Thái Lan, lúa ba mùa mưa. Các kỹ sư nông nghiệp kể trên có nói đấy là những giống đã mang từ Bắc vào, được giữ bí mật lúc đó mới đặt tên khác.
Nhiều cơ quan nghiên cứu khác cũng có những nỗ lực tạo chọn giống lúa cực sớm. lấy ký hiệu đầu là CN, CS,  hay những tên khác. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tạo chọn giống VND 95 - 20 có TGST 88 - 95 ngày, đột biến từ IR64; VNĐ 8 - 1 có TGST 85 - 92 ngày, đột biến từ IR9729. Trung lâm Giống Cây trồng Ma Lâm Ihuộc tỉnh Thuận Hải lai tạo ra giống ML 58, ML100, ML202, ML 203, TH 6, TH 41, cổ TGST ngày 85 - 90 ngày. Giống CN 2 từ Viện Khoa học Kỹ thuật Việt Nam đề xuất (1987) tuy có TGST 120 - 125 ngày vụ xuân, vụ mùa còn độ 100 ngày, nhưng vẫn tồn tại ở nhiều vùng ở miền Bắc, do có TGST ngắn hơn giống đại trà. Vừa qua, trưởng Đại học Nông nghiệp I đã lạo chọn và chuyển giao vào sản xuất một số giống cực sớm, như giống lúa lai 2 dòng Việt lai 20, có TGST 85 - 90 ngày trong vụ mùa, 115 - 130 ngày trong vụ xuân...
Theo kết quả phân tích số liệu thống kê ghi trong mục thực trạng sử dụng các giống lúa ở Nam bộ (ĐBSCL và Đồng Nam bộ, mục 3 & 4). chỉ kể các giống lúa chín cực sớm nhóm Ao nằm trong 10 giống được sử dụng trên diện tích cao nhất (top ten), gần dây mỗi năm đã được dùng trên hàng triệu hecta ở Nam Bộ, trong đó khoảng 600.000 ha vụ đông xuân và khoảng 400.000 ha vụ hè thu, mặc đầu số lượng các giống lúa nhóm Ao có khoảng 10 giống được sử dụng rộng, trong khi những giống thuộc các nhóm khác, nhất là nhóm A có cả hàng vài trăm giống.
Trang 33

  1. Giống lúa cực sớm nhóm Ao trong hệ thống giống lúa
Để xem xét nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi thống kê những giống lúa đang được dùng trong sản xuất được lai tạo trong nước, trong đó cổ những giống thuộc nhóm Ao, so sánh với giống lúa nhập nội bằng 2 nguồn lớn nhất là lừ Trung Quốc và lừ Viện Lúa Quốc tế (IRRI). Giống địa phương và giống không rõ nguồn gốc sẽ xem xét ở nghiên cứu khác.
Những giống lúa có thởi gian sinh trưởngngắn (nhóm Ao) được trồng nhiều nhất ở ĐBSCL. Số giống lúa nằm trong nhóm Ao hiện nay lên tới 14- 15 giống trong số khoảng 200 giống lúa mới các loại. Tuy vậy, đã có tới 3 giống nhóm Ao nằm trong 10 giống chiếm phần lớn diện tích sản xuấl lúa của toàn vùng như kể trên.
Những địa phương có dùng phổ biến một số giống lúa cực sớm nhóm Ao là Đông Nam bộ (5 giống nhóm Ao), Tây Nguyên (5 giống) và Duyên hải Nam Trung bộ (6 giống). Người nông dân ở các vùng còn lại về phía Bắc trồng ít, mỗi vùng chỉ dùng một vài giống cực sớm, hoặc không có mặt trên diện tích thống kê được. Tuy nhiên, trong sản xuất vẫn cần để tăng vụ và né điều kiện bất lợi, nên các nhà tạo chọn giống có những nỗ lực rút ngắn thời gian sinh trưởng, đã có một số giống < 100 ngày, và bắt đầu có giống 85 - 90 ngày trong vụ mùa.
Kết quả nghiên cứu phân tích ghi trong bảng 1 phù hợp với những phân tích của Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm Giống cây trồng Quốc gia và một số cơ quan liên quan về những giống tạo chọn trong nước và nhập nội.
Vùng đồng bằng Bắc bộ: Cơ cấu các giống lúa chính trong vụ mùa năm 2000 gồm có: giống lúa thuần Trung Quốc chiếm diện lích 44%, lúa lai Trung Quốc chiếm 20%; giống chọn tạo trong nước hoặc đã nhập nội hàng chục năm nay chiếm 18%.
Vùng đồng bằng Bắc bộ có điều kiện khí hậu mùa đông vừa nhiệt độ thấp, vừa ngày ngắn (tháng 10 chưa cười đã tối), nên không có yêu cầu lúa cực ngắn ngàv như ở đồng bằng sông Cửu Long, nói chung không làm được quá hai vụ lúa một năm. Tuy nhiên, nếu có giống cực sớm tốt, người nông dân sẽ sử dụng vào hệ thống canh lác lúa - màu, như hệ thống lúa xuân - lúa mùa sớm, cây trồng vụ đông như khoai tây, rau đậu có nguồn gốc xứ ôn đới và có nơi đã làm 2 vụ lúa/năm + vụ màu. Giống lúa Việt lai dưới 90 ngày được giới thiệu.
Bắt đầu từ Tây Nguyên. Duyên hải Nam Trung hộ trở ra, tỷ lệ các loại giống nhập từ Trung Quốc được sử dụng trong sản xuất tăng dần từ 6 - 7% lên đến 30 – 40% ở các địa phương gần phía Bắc. Đồng thời, tỷ lệ những giống lúa tạo chọn trong nước và nhập lừ IRRI được sử dụng trong sản xuất giảm lương ứng so với vùng Nam hộ.
Vùng đồng bằng Nam bộ: Năm 2001 toàn vùng có 150 giống lúa được sử dụng (chưa kể 41 giống diện tích ít), trong đó vụ đông xuân có 76 giống, vụ hè thu có 71 giống. Số giống lai tạo trong nước được dùng trong vụ đông xuân chiếm 44% và vụ hè thu chiếm 53%, nhập từ ỈRRI dùng trong vụ dòng xuân chiếm 22%, vụ hè thu chiếm 22%.. Không có giống nhập từ Trung Quốc.
Vùng đồng bằng Nam bộ (đồng bằng sông Cửu Long + miền Đông Nam bộ) không có những hạn chế bởi nhiệt độ thấp và ngày ngắn trong vụ lúa đông xuân, có thể gieo trồng lúa quanh năm. Có nhiều nơi đã tăng vụ lúa lên 3 vụ, 2 năm 7 vụ và cả 4 vụ 1 năm khi lúa có giá và khi chưa sản xuất kinh doanh cây khác có lợi hơn các vụ lúa cực sớm nhóm Ao. Ở những nơi làm 3 vụ, nhất là 4 vụ lúa 1 năm đã có biểu hiện đất nghèo dần, nhất là ở vùng đê bao khép kín không cho nước lũ mang phù sa đến.

Bng 1. Giống lúa cực sớm trong hệ thông giống lúa mới
(S giống lúa/vụ, 1999 - 2001)
Vùng
Ging tạo chn trong nước
Giống nhập nội
Tổng
số
Trong đó Ao
Trung
Quốc
IRRI
Đồng bằng sông Cửu Long
33
12*
00
18
Đông Nam bộ
29
05
00
11
Tây Nguyên
18
05
07
08
Duyên hàl Nam Trung bô
20
06
06
12
Bắc Trung bô
10
02
18
05
Đống bằng Bắc bò
15
01
29
06
Tây Bắc
02
00
14
03
Việt Bác - Hoàng Liên Sơn
06
02 **
22
01
Đông Bắc
07
01
16
06


Những kết quả nghiên cứu thống kê ở hai vùng đồng bằng lớn nhất nước như trên cho chấy chưa có giống nhập từ Trung Quốc và cả những giống tạo chọn ở miền Bắc trụ được ở đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ, do chưa có giống phù hợp với điều kiện khí hậu.
Một số giống lúa ở miền Nam đưa lên miền Bắc giữ được đặc tính tốt và có ý nghĩa với sản xuất, như cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước có giống OM 80 lai tạo trong nước nay không còn dùng do nhiểm bệnhđạo ôn và khô vằn; giống OMCS 7 phục tráng từ giống địa phương thuộc nhóm Ao còn tồn tại do chín cực sớm. Giống IR64 từ Viện Lúa Quốc tế có chất lượng gạo cao và có tính kháng ngang nhiều loại sâu bệnh nên còn tồn tại đến bây giở.
Trong thập kỷ 60 của thế kỷ trước, chúng tôi có trồng thử để nghiên cứu nhập nội một số giống lúa từ Liên xô (cũ) về Hà Nội nhưng không thành công, do thời gian sinh trưởng rút lại quá ngắn và bệnh trầm trọng đến mức không có thu hoạch. Điều này cũng thấy ở một số giống lúa thuần và lúa lai Trung Quốc mà chúng tồi có trồng thử từ cuối thập kỷ 80 ở đồng bằng sông Cửu Long. Được biết, những giống lúa thông thường ở Việt Nam ta mang sang Irắc và một số nước châu Phi cho năng suất cao hơn cả lúa lai ở Việt Nam.
Chúng tôi hy vọng với những tiến bộ của công nghệ sinh học nói chung và công nghệ di truyền nói riêng, các nhà tạo chọn giống lúa sẽ khắc phục được hiện tượng trên, để 2 vùng tận dụng được những thành quả tạo chọn giống của nhau nhiều hơn. Đồng thời, để đáp ứng với nhu cầu của sản xuất cây trồng theo hướng rút ngắn chu kỳ sinh trưởng để quay vòng nhanh trong chuyến đổi cơ cấu sản xuất, với những tri thức và kỹ nang tạo chọn giống ngày một cao, ngày một nhiều giống lúa cực ngắn ngày sẽ được tạo chọn.

1.                Giống lúa cao sản cực ngắn ngày nhóm Ao
Cố giáo sư  Bùi Huy Đáp quê ở Nam Định, cùng với những học sinh kháng chiến trường Trung cấp Nông nghiệp như Đinh Văn Lữ, Cao Sơn Hà, Trịnh Chín..., là những ngưởi có công đầu trong việc khuyến cáo sản xuất lúa bằng giống  địa phương ngắn ngày truyền thống như Ba trang, Lốc, Nam ninh... Những giống ngắn ngày trên có TGST 95 - 100 ngày, ngắn hơn lúa chiêm và lúa mùa lúc đó, năng suất thấp hơn, nhưng lại rất cần thiết để góp phần tăng lương thực cho quân dân ta trong vùng tự do Việt Bắc và Khu IV hồi kháng chiến chống xâm lược Pháp.
Cố Tiến sỹ Lương Định Của quê ở Sóc Trăng là người đầu tiên mở đường tạo chọn giống cây trồng nói chung và giống lúa nói riêng, trong đó có những giống ngắn ngày như Sớm cu, Nông nghiệp 1... Các học trò lai giống lúa của Bác sỹ Của đã tạo được nhiều giống mới có ý nghĩa với sản xuất, như giống 424 ở đồng bằng Bắc bộ của cố PGS., AHLĐ. Phan Hồng Diêu, KS. Trần Minh Chánh với nhiều giống có ký hiệu là ML, TH...; KS. Nguyễn Vãn Loãn lai tạo giống lúa cao sản cực ngắn ngày, TS. Phạm Văn Ro và cộng sự với giống OM2718, Tài nguyên ĐB...
 Các giống lúa can sản cực ngắn ngày, về sau xếp vào một nhóm riêng, nhóm Ao thực sự có từ Chương trình tạo chọn giống lúa dưới 90 ngày, phần lớn mang kỷ hiệu OMCS cùng với những giống lúa thuộc nhóm A và B của Viện Lúa ĐBSCL, do GS.TS Nguyễn Văn Luật thiết kế, chuẩn bị vật liệu di truyền và chủ trì, có sự tham gia của hàng chục kỹ sư và nghiên cứu sinh tiến sỹ, được giới thiệu trong phần mở đầu. Những nhà khoa học trên vừa nghiên cứu di truyền tạo chọn giống, vừa nghiên cứu cơ sở sinh lý và kỹ thuật canh tác ở các điều kiện đất đai khác nhau ở nhiều tỉnh Nam bộ.
Với những bước đi thích hợp, sản phẩm đầu tiên của Chương trình này là giống lúa nhập nội chọn lại OMCS 90 (IR495I7), OMCS 94 (IR59606), OMCS 6 và OMCS 7 từ chọn dòng thuần giống lúa địa phương ở huyện Binh Chánh, TP Hồ Chí Minh. Những giống lúa trên được công nhận và phóng thích vào sản xuất từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước, tới nay, giống OMCS 7, OMCS 90, OMCS 94 vẫn còn được thống kê trong sản xuất.
Từ đầu thập kỷ 90, hàng chục giống lúa lai tạo bới Viện Lúa ĐBSCL < 90 ngày đã lần lượt được phóng thích vào sản xuất, phần lớn do KS. Nguyễn Vãn Loãn ở ĐBSCL, KS. Trần Minh Chánh ở Bình Thuận, với nhiều cộng sự trẻ tuổi lai lạo, tổ chức sản xuất hạt giống đưa vào sản xuất như được giới thiệu trong bảng 2.
Khi đưa vào sản xuất chi giữ tên OMCS cho một số giống lai tạo bởi Viện Lúa ĐBSCL. Sau khi được dùng diện tích rộng, tập đoàn giống lúa nhóm Ao không chỉ có tác dụng góp phán né lũ cho vụ hè thu, mà còn né hạn + mặn cho vụ thu đông cuối mùa mưa, tạo điều kiện thời gian để tăng vụ, mà cả những giống cao sản cho gạo chất lượng cao để xuất khẩu có giá cao hơn như OMCS 2000, OMCS 21....
Một số kinh nghiệm đã được đúc rút kịp thởi: Những dòng biến dị từ các cặp lai hay sau đột biến về sau có thể chọn ra giống nhóm Ao có rất ít, có khi lúc đầu lại xấu hơn so với nhiều dòng dài ngày hơn. Điều này đòi hỏi các nhà tạo chọn giống phải kiên trì và có tay nghề cao, có định hướng rõ ràng. Nếu không, dễ bị cuốn hút vào các dòng lúa dài ngày hơn, vì ở những thế hệ con lai đầu (F3, F4...) dễ “bắt mắt” hơn.
Khi khảo nghiệm so sánh giống hay sản xuất thử, nhiều khi người thực hiện bố trí thởi vụ gieo trồng cùng ngày với các giống dài ngày hơn. Các giống lúa cực ngắn ngày trỗ chín trước, thưởng dễ bị hại hơn và dễ bị loại bỏ “oan”. Đồng thởi, lấy thời gian sinh trưởng ở ruộng cây 1 dảnh (30kg hạt giống/ha) để khuyến cáo nên không sát với sản xuất gieo (sạ) thẳng 200kg hại giống/ha, vì TGST ruộng cấy 1 dảnh kéo dài 6-10 ngày để cây lúa đẻ bù vào khoảng trống.
Các giống lúa cao sản thuộc nhóm Ao tạo chọn bởi Viện Lúa ĐBSCL được giới thiệu theo thứ tự thời gian từ trước (khoảng năm 1993) đến nay (năm 2004, 2005) như bảng 2 sau:

Bảng 2. Giống  lúa cực sớm cao sản nhóm Ao được lai tạo trong nước
STT
Giống
Cặp lai
Mức độ phổ biến
1
OMCS 93
OMCS 5/ IR64
Sản xuất thừ
2
OMCS 95
OMCS 6/ IR68
Sản xuất đại trà
3
OMCS 96
OM 269/ IR66
Sản xuất đai trà
4
OMCS 97
OM 554/ IR50401
Sản xuất đai trà
5
OMCS 98
OMCS 9/ M 756
Sản xuất thử
6
OMCS 99
OMCS 7/ IR54751
Sản xuất thử
7
OMCS 2000 (OM2509)
OM1738/ OMFi - 1 (MRC 19399)
Sản xuất đai trà
8
OM 1490
OM 606/ JR44592
Sản xuất đại trà
9
AS 1007 (AS 996)
IR64/ 0. Rutipogon
Sản xuất đai trà
10
OMCS 21 (OM3536)
TO / OM 1738
Sản xuất đại trà
11
OMCS Nếp 22
OM 43 - 26/IR65
Mỏi sản xuẫt thử

Mức độ phổ biến được nghiên cứu tạm quy định trên cơ sở diện tích và thi gian sử dụng và những quyết định công nhận của Bô Nông nghiệp và PTNT. Dù mức độ chính xác còn hạn chế, song những giống cực sớm nhóm Ao còn tồn tại trong thống kê ở vùng này hay vùng khác.
Gần dây, Viện Lúa ĐBSCL còn tạo chọn và giới thiệu nhiều giống lúa có TGST 85 - 90 ngày (nhóm Ao), trong đó có giống hiện nay đã được công nhận và được sử dụng trên diện tích khá rộng. Một số giống như sau:
OM 2513 cặp lai: OM 13I4/OM1723.
OM 2517 cặp lai: OM 1325/OMCS94
OM 2518 cặp lai: OM1325/OM 1723
OM 2519 cặp lai: OM 1723/OM 17825
OM 2963 cặp lai: AS 1007/ IR841
OM 4495 cặp lai: IR64/OM 1706/ IR64 Mar

Giống lúa nhóm Ao trong hệ thng phân loại giống lúa cao sản
Trên cơ sở những giống lúa mới cao sản thấp cây ngắn ngày do IRRI tạo ra và các nước tiếp thu phóng thích vào sản xuất, IRRI đã đề xuất và được nhiều nước chấp thuận phân loại các giống lúa theo thời gian sinh trưởng từ gieo hạt đến thu hoạch như sau:
Nhóm A gồm có A1 trong phạm vi TGST từ 90 - 105 ngày: A2 từ 110 - 125 ngày: nhóm B, hay còn gọi là trung mùa (M) từ 125 - 150 ngày.
Trên cơ sở tạo chọn được 1 tập đoàn giống lúa cực sớm. Ở nước ta đã có quy định:
Những giống  lúa có thời gian sinh trưởng trong điều kiện đồng bằng sông Cửu Long < 90 ngày được xếp vào một nhóm mới ở Việt Nam: nhóm Ao. bên cạnh nhóm A1. A2 và B do Viện Lúa Quốc tế lai tạo và đề xuất. Những giống lúa <90 a="" ao.="" c="" d="" i="" m="" n="" ng="" nh="" o="" ri="" s="" span="" t="" v="" x="" xu="" y=""> ý nghĩa khoa học.
Giới hạn thấp nhất của nhóm này đươc phát hiện có giống với TGST chỉ có 60 - 65 ngày đã hoàn thành chu kỳ sinh trưởng bình thường, chứ không phái chín ép do trồng rất dầy như mạ, cấy mạ quá già, làm vụ mùa ở miển Bắc bằng giống địa phương chậm sang tháng 9, lúa trỗ sớm, thất thu.
Hiện nay mới tạo chọn được giống cao sản xuất khẩu OMCS 21 có TGST thấp nhất là 78 - 80 ngày, đấy là giống OMCS 21 (tên gốc OM 3536) ở đồng bằng Nam bộ. Mặc dù thời gian sinh trưởng của giống lúa cao sản xuất khẩu ngắn như trên, nhưng giống lúa OMCS 21 vẫn có nhiều đặc tính tốt của những giống lúa thuộc nhóm A và B, như tiềm năng năng suất cao, phẩm chất gạo tốt, tính kháng sâu bệnh và tính chịu đựng đất phèn, mặn. Ở đồng bằng Bắc bộ, giống lúa chín cực sớm cao sản là giống lúa lai 2 dòng Việt lai 20, vụ mùa có 85 - 100 ngày mà vn dạt năng suất 7 - 8 t/ha.

Triển vng
Triển vọng phát triển giống lúa nhóm Ao thể hiện ở:
Quá trình phát triển diện tích sử dụng các giống nhóm Ao liên tục, đến nay ở Nam bộ hàng năm tới khoảng 1 triệu ha, chiếm khoảng 35 - 40% diện tích canh tác lúa; trong khi số lượng giống lúa mới nhóm Ao chỉ bằng khoảng 5 - 10% số giống lúa mới nhóm A + B. Điều này chứng tỏ yêu cầu sản xuất ngày càng cần những giống cực sớm.
Từ miền Trung đến miền Bắc, diện tích dùng lúa thuần và lúa lai từ Trung Quốc tăng tới 60% như đồng bằng Bắc Bộ, cùng với những giống cao sản lai tạo trong nước và nhập từ IRRI. cho năng suất vượt trội hơn các giống lúa cực sớm như OMCS 7. OMCS96, CN 2..., nhưng giống cực sớm vẫn tồn tại. Điều này cũng chứng tỏ yêu cầu sản xuất vẫn cần những giống cực sớm. Nêu có những giống cực sớm có năng suất và chất lượng bằng các giống đại trà như ở ĐBSCL, ngưởi nông dân sẽ chọn giống lúa cực sớm để luân canh tăng vụ trong điều kiện thích hợp, nhất là qũy đất sản xuất lúa ngày một hẹp dần.
Những giống lúa cực sớm nhóm Ao đã giới thiệu vào sản xuất đồng bằng sông Củu Long, như OMCS 95, OMCS 96, OMCS 97. OMCS 2000..., đã có những đặc tính tốt của nhóm giống A và B về năng suất, chất lượng và tính kháng sâu bệnh, tính chịu đựng điều kiện đất phèn mặn, nhất là giống mới gần đây như OMCS 21 (OM3536), OMCS Nếp 22 (OM 2008 tuyển). Những nhận định về giống lúa cao sản phải có TGST ít nhất hằng 95 ngày trở lên đã bị phủ định bởi kết quả sản xuất bằng giống nhóm Ao ở Nam bộ.
Tiềm năng rút ngắn chu kỳ sinh trưởng của lúa để tăng nhanh sản lượng và năng suất lúa trong năm còn lớn vì đã có giống làm vật liệu di truyền hoàn tất chu kỳ sinh trưởng bình thường trong vòng 60 - 70 ngày, nhưng năng suất còn thấp, hay nhiễm sâu bệnh, như giống OMCS 6 rất nhiễm (RN) rầy nâu, hơi kháng (HK)đạo ôn, hạt gạo nhỏ nhưng chất lượng tốt, trắng, giống lúa Thơm cực ngắn ngày (78 ngày) lấy từ Ninh Binh về trồng thử ở Viện Lúa ĐBSCL không rõ nguồn gốc, thơm, trắng, dẻo, nhưng nhiễm nặng sâu bệnh; các giống có nguồn gốc Ấn Độ như giống OMCS 3 hơi nhiễm (IBM) rầy nâu, kháng (K) đạo ôn, giống OMCS 1 (60 - 65 ngày) HN rầy nâu. HK đạo ôn, OMCS 2 (62 - 68 ngày) HN rây nâu, K đạo ôn... Trên cơ sớ những vật liệu di truyền trên, có thế tạo chọn giống lúa ngắn ngày hơn nữa bằng cách lai tạo truyền thống, bằng đột biến với tác nhân lý hóa thích hợp và bằng công nghệ sinh học trong đó có kỹ Ihuật di ttruyền chuyển nạp gene, bằng lúa ưu thế lai thích hợp. Chúng ta có thể kỳ vọng giống lúa cao sản xuất khẩu cực sớm với TGST 60 - 70 ngày và những giống lúa có giới hạn thấp nhất của TGST bình thường là 50 - 60 ngày. Cũng như cách đây 2 thập kỷ, chúng ta đã ước mơ có giống lúa như giống OMCS 21.
Để rút ngắn chu kỳ sản xuất và tăng nhanh sản lượng cây trồng vật nuôi, người sản xuất kinh doanh đã dùng ngày càng nhiều hóa chất, như phân hóa học, thuốc sát trùng, chất kích thích sinh trưởng... làm “ô nhiễm” sản phẩm đối với người tiêu dùng, đồng thởi phát sinh bệnh mới như bò điên, cầu trùng chuỗi ở lợn... Cách rút ngắn chu kỳ sinh trưởng và tăng sản lượng lúa cũng như nông thủy sản khác dựa vào hóa chất như trên làm cho cả môi trưởng lẫn thị trưởng đều không ổn dinh. Riêng đối với giống lúa nhóm Ao có chu kỳ sinh trưởng được rút ngắn bằng biện pháp di truyền nên không kèm theo những bất lợi trên.
Để phục vụ chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao, việc sử dụng những giống lúa nhóm Ao là một giải pháp tích cực, góp phần giảm thời gian vụ lúa chiếm ruộng để thực hiện vụ khác.
Một ví dụ, trong vụ Đông Xuân 2000 - 2001, ruộng mô hình dùng giống lúa OMCS 21 + kỹ thuật làm mạ vỉ (13 - 14 ngày) cấy tung ném ở huyện Châu Thành và Huyện Càn Long tỉnh Trà Vinh, ruộng của ông Năm Lôi đạt 6,2 tấn chiếm ruộng có 65 ngày: của ông Thạch Hen đạt 5,3 tấn chiếm ruộng 72 ngày...

No comments:

Post a Comment

UPDATE NEWS

NEW WORDS